Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Oxygen lỏng

Ở điều kiện thường, oxygen tồn tại ở thể khí, không màu, không mùi, không vị. Tuy nhiên, nếu được làm lạnh đủ xuống -183oC, oxygen chuyển sang dạng lỏng và có màu xanh.

Khi ngưng tụ thành chất lỏng, oxygen thuận từ, cặp electron chưa liên kết trong O2 tạo nên tính “bất đối xứng từ tính” trong phân tử. Điều này tạo ra dải hấp phụ trong vùng khả kiến, hấp thụ ánh sáng có bước sóng tương ứng với ánh sáng đỏ và phản xạ lại ánh sáng xanh lam, chính là màu sắc ta nhìn thấy.

Tác dụng của oxygen lỏng cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực y tế, chúng được dự trữ để cung cấp cho những bệnh nhân phẫu thuật, bệnh nhân cần thở oxygen,…Ngoài ra nó còn được ứng dụng trong nhiều ngành khác như sản xuất thép, hàn kim loại, nuôi trồng thủy hải sản, ngành lặn, ứng dụng trong xử lý nước và môi trường.



Vậy Oxygen lỏng có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Nồng độ oxygen thích hợp cho con người hít thở thường khoảng 21% không khí. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với oxygen lỏng nồng độ lên đến 80% trong hơn 12 giờ thì có thể gây kích ứng đường hô hấp. Từ đó dẫn đến giảm khả năng sống, ho, nghẹt mũi, đau họng, đau ngực, nghiêm trọng hơn là viêm phế quản. Và dẫn tới tắc nghẽn phổi, phù nề. Nếu hít phải khí oxygen nguyên chất ở áp suất khí quyển thấp hơn có thể gây nên kích ứng phổi, phù nề sau 24 giờ. Hơn nữa, nếu sau 2-6 tiếng ở áp suất trên bầu không khí, sẽ mắc những triệu chứng về hô hấp như là tích tụ nước trong các khoảng kẽ và trong tế bào phổi, dẫn đến suy giảm chức năng của phổi. Đối với trẻ sinh non đặt trong lồng ấp nếu hít thở nồng độ oxygen quá cao có thể gây tổn thương mắt, không hồi phục được. Nếu quá 6 tiếng sẽ xảy ra sự co mạch ở các mạch chưa trưởng thành của võng mạc.

Nguyễn Như Mai Hương
Giáo viên Hóa học - Trường Quốc tế Á Châu

SIU Review - số 135

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán