Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

So với bài “Nam quốc sơn hà”, ý thức về độc lập dân tộc ở bài “Đại cáo bình Ngô” toàn diện, sâu sắc hơn như thế nào?

- Nguyễn Trãi đã đưa ra các yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc là: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ chính trị riêng và đời nào cũng có các anh hùng hào kiệt.

- So với bài “Nam Quốc Sơn Hà”, ý thức về độc lập dân tộc ở bài “Đại cáo bình Ngô” toàn diện, sâu sắc hơn. Bởi vì:

+ Trong bài “Nam quốc sơn hà”, ý thức về độc lập dân tộc được xác định chủ yếu với hai yếu tố là lãnh thổ và chủ quyền. Còn bài “Đại cáo bình Ngô” bổ sung thêm các yếu tố: nền văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử... Trong đó văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất.

+ Trong “Nam quốc sơn hà”, tác giả khẳng định “Nam đế” nhằm mục đích đối lập với “Bắc đế”, phủ nhận tư tưởng “trời không có hai mặt trời, đất không có hai hoàng đế”. Còn trong “Đại cáo bình Ngô”, mục đích đó được Nguyễn Trãi phát biểu bằng cách so sánh trực tiếp các triều đại của ta song song tồn tại với các triều đại của phương Bắc.

+ Trong “Nam quốc sơn hà”, tác giả khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc đã dựa vào “thiên thư” (sách trời), còn ở “Đại cáo bình Ngô”, Nguyễn Trãi dựa vào sự thật lịch sử để khẳng định.

Phan Thị Thu Hường
Giáo viên Văn học - Trường Quốc tế Á Châu

SIU Review - số 135

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán