Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Thế nào là “giáo dục toàn diện?

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới mở mang dân trí, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, Người nhắc nhở rằng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Sự nghiệp “trồng người” – sự nghiệp giáo dục và đào tạo mà bao trùm lên đó là xây dựng và phát triển con người (nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài) tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước.

Nguồn nhân lực cho thời đại hiện nay đòi hỏi không chỉ có tài, có đức mà còn phải có sức khỏe, có kĩ năng. Như Hồ Chí Minh đã chỉ ra trong quan điểm giáo dục toàn diện của Người: Giáo dục toàn diện, theo Hồ Chí Minh, bao gồm thể dục, trí dục, mỹ dục, đức dục và kết hợp các nội dung trên. Người chỉ rõ:

“- Thể dục: Để làm thân thể mạnh khoẻ, đồng thời cần giữ vệ sinh riêng và vệ sinh chung.

- Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới.

- Mỹ dục: Để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp.

- Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công (5 cái yêu).” Hay quan điểm của UNESCO về giáo dục và đào tạo: “Học để biết; Học để làm; Học để tồn tại; và Học để chung sống”.

Hiện nay, vẫn còn tồn tại những cách hiểu không đúng về giáo dục toàn diện. Có những ý kiến cho rằng: “toàn diện” là học giỏi toàn diện các môn. Nếu như vậy thì hết sức phiến diện. các môn học chỉ là một mặt về trí dục. vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải hiểu đúng giáo dục toàn diện là của về đức – trí – thể - mỹ.

Huỳnh Minh Phúc
Giáo viên Giáo dục công dân - Trường Quốc tế Á Châu

SIU Review - số 135

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán