Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Tư Mã Thiên

Tư Mã Thiên tên tự là Tử Trường, sinh năm 145 trước Công nguyên - không rõ năm mất. Ông sinh ở Long Môn nay là huyện Hàn Thành, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc). Tổ tiên của ông từ đời Chu đã làm thái sử. Cha ông là Tư Mã Đàm làm thái sử lệnh của nhà Hán, học rộng, thích học thuyết Lão Trang.

Tư Mã Thiên sống thời thơ ấu ở Long Môn, cày ruộng, chăn cừu, làm bạn với những người nông dân bình thường và học các sách sử cổ điển. Từ năm 20 tuổi, được sự chỉ dạy của cha, Tư Mã Thiên đã thực hiện chuyến đi du lịch 3 năm để xem tận mắt những nơi sau này ông sẽ viết sử. Sau đó, ông còn thực hiện nhiều chuyến đi khác để tìm tư liệu. Trên khắp Trung Quốc, chỉ trừ miền Quảng Đông, Quảng Tây, còn từ Vân Nam, Tứ Xuyên cho đến Vạn Lý trường thành ở đâu cũng có vết chân ông, dù việc đi lại lúc bấy giờ rất khó khăn, nguy hiểm. Ông là một trong những nhà du lịch lớn nhất thời cổ đại.

Năm 108 trước Công nguyên, ông thay cha làm thái sử lệnh.

Năm 106 trước Công nguyên, ông bắt tay viết bộ sử ký – thực hiện hoài bão lớn nhất của cha ông và cũng là điều mong ước duy nhất của ông.

Năm 99 trước Công nguyên, vì vạ Lý Lăng ông bị khép tội “coi thường nhà vua” và bị thiến. Điều này đã khiến ông uất ức, nhục nhã, muốn tự vẫn. Nhưng vì sử ký chưa viết xong “khởi thảo chưa xong thì gặp cái họa này! Tiếc sách chưa xong nên chịu cực hình mà không có vẻ giận.” (Trích Thư trả lời Nhâm An của Tư Mã Thiên, Phan Ngọc dịch (2005), Sử ký Tư Mã Thiên, Nxb Văn hóa Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh). Ông đã gượng dậy để sống tiếp. Chính hình phạt đó đã làm ông hiểu rõ mặt trái của xã hội phong kiến và dũng cảm đứng về phía nhân dân. Ông đã trở thành sử gia vĩ đại của một nhân dân vĩ đại.

Sử ký của ông là một tác phẩm đồ sộ, tất cả 52 vạn chữ, 130 thiên, gồm 5 phần: bản kỷ, biểu, thư, thế gia, liệt truyện.

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán