Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Vì sao trên núi cao nấu cơm không chín?

Vì điểm sôi của nước có quan hệ với áp suất. Áp suất lớn -> điểm sôi cao; áp suất nhỏ -> điểm sôi thấp. Khi độ cao ở gần mực nước biển, áp suất khí quyển vào khoảng 101,3 kilopascan (kPa) -> điểm sôi của nước ở độ cao đó là 100°C.

Nhưng lên núi cao, độ cao tăng -> áp suất khí quyển giảm dần ->điểm sôi của nước cũng bắt đầu hạ thấp (Có nghĩa là trên núi cao, không phải tới 100°C nước mới bắt đầu sôi). Theo đo đạc, hễ độ cao tăng 1000 m, điểm sôi của nước hạ thấp khoảng 3°C.

Ở độ cao 5000 m trên mực nước biển, dù rằng lửa cháy thật bốc, nước trong nồi cơm sôi rồi, nhiệt độ nước vẫn không vượt quá 85°C. Nhiệt độ như thế tất nhiên không thể nấu gạo sống thành cơm chín được.

Cách khắc phục: Con người đã nghĩ ra một loại nồi áp suất thích hợp cho việc đun nước nấu cơm cho trường hợp núi cao. Khi nấu bằng nồi áp suất, hơi nước không có cách gì bay từ trong nồi ra, càng tích tụ càng nhiều, nên đã tăng áp suất trong nồi lên. Khi áp suất đạt tới 101,3 kPa, điểm sôi của nước đương nhiên cũng đạt tới 100°C, gạo sống cũng có thể nấu thành cơm chín được.

Phạm Thị Kim Thanh
Giáo viên Vật lí - Trường Quốc tế Á Châu

SIU Review - số 135

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán