Trang chủ»Khoa học - Công nghệ

Khoa học - Công nghệ

Việt Nam đặt mục tiêu thiết kế và phóng vệ tinh của riêng mình

Các nhà khoa học tin rằng Việt Nam nên làm chủ công nghệ vệ tinh viễn thám. Phát biểu trong buổi lễ trao tặng tại Đài quan sát Nha Trang, ông Phạm Anh Tuấn - Tổng giám đốc Trung tâm vũ trụ Việt Nam cho biết Việt Nam sẽ phóng vệ tinh do chính mình thiết kế và chế tạo.



Ảnh: english.vietnamnet.vn

Theo ông Nguyễn Đức Cường - Chủ tịch Hiệp hội Không gian Việt Nam có hai loại vệ tinh mà Việt Nam cần để khai thác - vệ tinh viễn thông địa tĩnh (trạm mặt đất để chuyển tiếp viễn thông) và vệ tinh viễn thám (phục vụ dự báo thời tiết và giám sát môi trường).

Việt Nam đã tạo ra Pico Dragon, một loại vệ tinh nhỏ có trọng lượng 1kg và đã được phóng lên quỹ đạo trong một chương trình hợp tác với Nhật Bản. Vệ tinh có thể bay trong một khoảng thời gian nhất định và truyền tín hiệu cho Trái Đất. Đây có thể được coi là thành tựu ban đầu của Việt Nam.

Với sự hỗ trợ của Nhật Bản, Trung tâm vũ trụ Việt Nam dự định chế tạo vệ tinh nano với trọng lượng 10kg.

Cũng trong chương trình hợp tác với Nhật Bản, Việt Nam sẽ thiết kế vệ tinh MicroDragon với kích thước 50x50x50 cm, nặng 50kg. Vệ tinh có kích thước càng lớn thì càng có nhiều chức năng và có thể tồn tại lâu hơn trên quỹ đạo.

MicroDragon sẽ thực hiện nhiệm vụ quan sát vùng nước ven biển để đánh giá chất lượng nước, xác định các nguồn lợi thủy sản và giám sát sự thay đổi trong vùng nước ven biển để phục vụ cho ngành nuôi trồng thuỷ sản.

Việt Nam tập trung xây dựng LOTUSat-1 và LOTUSat-2 theo công nghệ radar tiên tiến. LOTUSat-1 có kích thước 1.5mx1.5mx3m, nặng 600kg gấp gần 12 lần so với MicroDragon và có thể tồn tại trong không gian trong 5 năm. Sử dụng công nghệ radar, LOTUSat-1 có thể chụp ảnh trong mọi điều kiện thời tiết và khám phá các vật thể trên bề mặt Trái Đất có kích thước từ 1 mét trở lên.

LOTUSat-2 được thiết kế tại Việt Nam dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Nhật Bản.

Không quốc gia nào trên thế giới có thể sản xuất tất cả phụ kiện vệ tinh từ A đến Z. Các nhà sản xuất vệ tinh thường thu thập những phụ kiện trên thị trường thế giới và tích hợp chúng. Đối với tên lửa dùng để phóng vệ tinh, Việt Nam có nhiều lựa chọn cho việc thuê tên lửa từ Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Ấn Độ và Trung Quốc.

Việc phóng vệ tinh lên quỹ đạo là một quy trình phức tạp. Trong khi các vệ tinh viễn thám cần được phóng lên tới độ cao 600 km và các vệ tinh viễn thông cần được phóng tới độ cao 36.000 km.

Đình Phú
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán