Trang chủ»Khoa học - Công nghệ

Khoa học - Công nghệ

Việt Nam thử nghiệm liệu pháp tế bào gốc trên 21 loại bệnh

Mặc dù khởi đầu muộn hơn so với các nước phát triển trong việc áp dụng tế bào gốc cho mục đích y học nhưng Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực này.



Việt Nam thử nghiệm liệu pháp tế bào gốc trên 21 loại bệnh - Ảnh: english.vietnamnet.vn

Tại một cuộc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho biết liệu pháp tế bào gốc đã được áp dụng để điều trị 21 loại bệnh.

Cấy ghép tế bào gốc để điều trị bệnh nhân mắc bệnh ác tính có tỷ lệ thành công rất cao từ 70-80%.

MST (Ministry of Science and Technology - Bộ Khoa học và Công nghệ) phát động một chương trình quốc gia về ứng dụng liệu pháp tế bào gốc để điều trị các loại bệnh không phản ứng hoặc phản ứng kém đối với những phương pháp trị liệu thông thường.

Một báo cáo cho thấy thị trường toàn cầu liên quan đến vấn đề phát triển tế bào gốc năm 2016 có giá trị 48 tỷ USD, trong khi con số này dự kiến sẽ đạt 378 tỷ USD vào năm 2025. Việc nhập khẩu các sản phẩm và thiết bị của Việt Nam liên quan đến liệu pháp tế bào gốc đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây.

Ông Phạm Văn Phúc, Viện trưởng Viện Tế bào gốc (Stem Cell Institute) cho biết thông qua một khảo sát trực tuyến trên 400 người thì rất nhiều người nghĩ rằng điều trị ung thư là mục đích quan trọng nhất của sự phát triển tế bào gốc. Mục đích quan trọng thứ hai là điều trị bệnh tiểu đường.

Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy Việt Nam khá khác biệt so với phần còn lại của thế giới vì tại các nước khác, tế bào gốc được sử dụng để điều trị bệnh tim mạch và ứng dụng trong các phương pháp điều trị thẩm mỹ.

Ông Trương Đình Kiệt, Chủ tịch Hiệp hội Tế bào gốc TP.HCM cho biết tiềm năng của TP.HCM trong việc nghiên cứu và phát triển tế bào gốc là rất lớn với 9 bệnh viện, viện nghiên cứu và trung tâm sử dụng liệu pháp tế bào gốc trong chăm sóc sức khoẻ.

Theo ông Phúc, nhu cầu sử dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh và thẩm mỹ là rất cao. 50% những người được hỏi cho biết Việt Nam đầu tư vào nghiên cứu tế bào gốc là chưa tương xứng. Trong khi đó, trên thế giới, hàng chục sản phẩm tế bào gốc đã được cấp phép, bao gồm những sản phẩm mang lại doanh thu 100 triệu USD một năm.

Vì vậy, các chuyên gia đều đồng ý rằng đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam chuẩn bị nguồn nhân lực cho nghiên cứu và phát triển tế bào gốc.

Đình Phú
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán