Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Đức Quốc xã đã và những chất độc thần kinh

CÂU CHUYỆN CỦA TABUN VÀ SARIN

Gerhard Schrader, một nhà hóa học Đức khi đó tròn 33 tuổi làm việc cho tập đoàn hóa chất IG Farben. Ông được giao nhiệm vụ phát triển ra những loại thuốc diệt côn trùng mới. Các chiến lược gia của nền Đệ Tam đế chế yêu cầu là giảm sự phụ thuộc của Đức vào lương thực nhập khẩu. Để làm được việc đó, Đức cần phải ngăn chặn côn trùng gây hại làm cạn kiệt nguồn cung lương thực. Sau vài lần thất bại khi ông Schrader không thể tạo ra thuốc diệt côn trùng bằng F và S, nhà hóa học bắt đầu thử nghiệm với các phân tử kết hợp với P và Cyanide. Việc phơi nhiễm một lượng nhỏ đã khiến ông Schrader phải nhập viện vài tuần. Đến ngày 23 tháng 12 năm 1936, ông Schrader đã nghiên cứu ra một hợp chất gọi là Dự bị 9/91.



Đó là một chất độc kịch tính: dung dịch pha loãng đã diệt sạch côn trùng, cũng như gây ra nôn mửa, khó thở, giãn đồng tử, chảy nước dãi, đổ mồ hôi, tiêu chảy, thậm chí có thể khiến loài vượn và các loài động vật khác lăn ra chết. Theo ý đồ của các chủ nhân IG Farben thì rõ ràng công tác nghiên cứu của Schrader đã thất bại: thuốc trừ sâu phải diệt sâu bọ một cách có chọn lọc chứ không phải diệt nhiều loài cùng lúc. Tuy nhiên, do độc tính của phân tử đối với con người, nên IG Farben đã phát cảnh báo với quân đội Đức về hợp chất độc mới.

- Lần đầu tiên khi các nhà khoa học quân sự Đức tại Thành cổ Spandau tiến hành phân tích về Dự bị 9/91 của Gerhard Schrader, họ bị ấn tượng bởi độc tính của nó và đặt tên cho thứ độc chất này là Tabun (tiếng Đức có nghĩa là cấm kỵ). Các loại vũ khí hiện có lúc đấy như khí mù tạt và phosgene mất hàng giờ mỗi ngày để giết chết các nạn nhân, nhưng Tabun chỉ mất 20 phút! Quân đội Đức trao cho Schrader và các đồng nghiệp khoản ngân sách trị giá 50.000 Mark (tương đương 20.000 USD khi đó) cho khám phá mới này. Liền ngay đó, các nhà nghiên cứu quân sự Đức bắt đầu vũ khí hóa Tabun, tìm ra các cách thức để cấy nó vào đạn và có thể bảo quản an toàn mà không sợ bị rò rỉ. Những nhà khoa học khác đã thử nghiệm Tabun trên động vật và phát triển những quy trình sản xuất thuốc độc, nghiên cứu thuốc giải, và cố gắng tạo ra chất tương tự. Năm 1938, Gerhard Schrader lại tổng hợp được một tác nhân thần kinh mới độc gấp 2 lần Tabun khi thử nghiệm trên khỉ. Vào tháng 6 năm 1939, Schrader đã mang hợp chất mới mà ông gọi là Substance 146 đến Thành cổ Spandau, nơi đó các nhà hóa học quân sự bắt đầu chế ra những phương pháp sản xuất mới, cũng như nghiên cứu tác dụng sinh lý của nó. Substance 146 được đổi tên thành Sarin, đó là một từ viết tắt từ tên của các nhà khoa học đã phát triển ra nó gồm Schrader, Otto Ambros, Gerhard Ritter, và Hans-Jürgen von der Linde.

VŨ KHÍ HÓA VÀ DỰ TRỮ CHẤT ĐỘC THẦN KINH

Khi Thế chiến 2 bùng nổ, ĐQX đã cho xây dựng một nhà máy thí điểm sản xuất khoảng 400kg Tabun tại một cánh rừng có tên là Raubkammer nằm gần thành phố Münster. Tại đó họ đã thử nghiệm những quả bom trên không có chứa Tabun và khám phá ra rằng cách nguy hiểm nhất để triển khai tác nhân không bay hơi là kích hoạt một vụ nổ nhỏ nhằm phát tán nó dưới dạng sương mù. Một nhà máy Tabun cỡ lớn đã được xây dựng gần Dyhernfurth, một thành phố nhỏ nằm cách địa danh ngày nay là Wroclaw (Ba Lan) khoảng 40km, và đã sản xuất ra 350m3 Tabun/ tháng (tương đương 350.000kg). Lúc cuối chiến tranh, nhà máy này đã tăng công suất lên 12.000m3 Tabun và nạp nó vào bom trên không và đạn pháo.

Dyhernfurth là một nhà máy lao động cưỡng bức: hàng trăm tù nhân đã chết vì phơi nhiễm chất độc trong suốt cuộc chiến, do làm việc quá sức, bệnh tật và suy dinh dưỡng, họ trông như “những xác sống” trong mắt thị dân gần đó. Cho đến giữa cuộc chiến, các nhà nghiên cứu quân sự ĐQX bắt đầu nhận ra rằng Sarin là loại vũ khí hóa học tốt hơn: nó dễ bay hơi và độc hơn Tabun, mặc dù Sarin khó sản xuất hơn.

Cuối năm 1943, quân đội Đức đã phê chuẩn xây dựng một nhà máy Sarin mới toanh ở Falkenhagen, một địa danh cách Berlin khoảng 70 km. Năm 1943, Văn phòng đạn dược quân sự Đức (GAOO) đã tuyển dụng Richard Kuhn để nghiên cứu khí thần kinh. Kuhn là một nhà hóa học phi thường, ông đã đoạt giải Nobel Hóa học năm 1938 về nỗ lực hiểu biết đối với cấu trúc và chức năng của vitamin B và các hợp chất carotene. Kuhn và các đồng nghiệp được giao nhiệm vụ tìm ra cơ chế mà tác nhân thần kinh gây ra tổn thương.

Họ khám phá ra rằng chất độc thần kinh ngăn chặn một loại enzyme gọi là Cholinesterase, nó chịu trách nhiệm về việc phá vỡ Acetylcholine: một chất dẫn truyền thần kinh được giải phóng trong quá trình kết nối các tế bào thần kinh lẫn nhau, hoặc tế bào cơ trong quá trình điện hóa. Khi Cholinesterase bị mắc kẹt, các tế bào thần kinh trong não và cơ sẽ bị kẹt ở trạng thái bị kích thích quá mức dẫn đến hàng loạt triệu chứng bao gồm đổ mồ hôi và tiết nước bọt nhiều, đồng tử nhão, nôn mửa, co giật và ngạt thở. Là một phần của cuộc nghiên cứu, ông Kuhn và các đồng nghiệp đã tổng hợp một tác nhân thần kinh rất mới được gọi tên là Soman, độc gấp đôi Sarin.

Nguyễn Như Mai Hương
Giáo viên Hóa học - Trường Quốc tế Á Châu

123456789[10]...238  

SIU Review - số 144

Thông tin tuyển dụng