Trang chủ»Khoa học - Công nghệ

Khoa học - Công nghệ

Máy ảnh được trang bị tia laser với tính năng chụp vật thể ở những góc khuất

Với sự trợ giúp của tia laser, những chiếc máy ảnh thế hệ mới có thể chụp được những vật thể chuyển động đằng sau những góc khuất. Các nhà nghiên cứu cho biết một ngày nào đó, phát minh này sẽ được áp dụng nhằm giúp các lái xe thấy được những góc khuất để tránh va chạm khi lưu thông.



Hiện nay, những chiếc máy quét laser thường được sử dụng để chụp hình ảnh 3D. Thiết bị sẽ truyền tải những loạt xung ánh sáng đến vật thể, vì ánh sáng di chuyển với tốc độ không đổi nên thiết bị có thể đo được khoảng thời gian cần để các xung ánh sáng phản hồi trở lại. Việc đo đạc này cho thấy khoảng cách mà các xung ánh sáng đã di chuyển và có thể được sử dụng để tái tạo vật thể trong không gian 3 chiều.

Nghiên cứu trước đó cho thấy tia laser có thể giúp định vị những vật thể ẩn sau các góc khuất bằng cách phát ra các xung ánh sáng tại những bề mặt gần với vật thể. Các bề mặt này sẽ hoạt động như những chiếc gương, tán xạ ánh sáng vào bất cứ mục tiêu bị che khuất nào. Bằng cách phân tích ánh sáng được phản chiếu từ các vật thể và những bề mặt, các nhà nghiên cứu có thể tái tạo lại hình dạng của các vật thể. Theo các nhà khoa học, nghiên cứu này có khả năng ứng dụng vào hệ thống giao thông nhằm giúp các lái xe thấy được những khúc cua khuất để tránh gây tại nạn.     

Tuy nhiên, trong những nghiên cứu trước đó, các nhà khoa học nhận ra một điểm yếu của thiết bị chính là khoảng thời gian để xây dựng lại hình ảnh của vật thể. Điều này khiến họ bị hạn chế trong việc sử dụng phương pháp này để "chụp" những vật thể di động trong thời gian thực.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách để thấy được các vật thể di động ẩn sau các góc khuất chỉ trong vài giây thay vì vài giờ như trước đó.

Hệ thống mới được tạo thành từ 1 tia laser và 1 máy ảnh. Tia laser được sử dụng có vận tốc cực kỳ nhanh với khả năng phát ra 67 triệu xung laser mỗi giây và mỗi xung chỉ kéo dài 10 femto giây (1 femto giây là một phần triệu tỉ của một giây). Máy ảnh cũng rất nhạy cảm với khả năng chụp được các quang tử đơn hay các gói ánh sáng và đủ nhanh để chụp các quang tử mỗi 50 pico giây (1 pico giây bằng 1 phần nghìn tỷ giây).

Trong các thí nghiệm, các nhà khoa học bắn những xung laser lên một sàn các-tông màu trắng ngay trước một góc các-tông màu đen. Ánh sáng sau đó phản chiếu vào một vật thể ẩn (bức tượng người cao 30cm). Do tốc độ và độ nhạy của máy ảnh, chỉ sau 3 giây thu thập dữ liệu của vật thể, nó đã có thể xác định vị trí của vật thể ẩn đằng sau góc khuất. 

Cát Bi
Theo livescience.com

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán