Trang chủ»Nhân vật - Sự kiện

Nhân vật - Sự kiện

Tết Trung thu tại Việt Nam

Tết Trung thu là ngày lễ truyền thống dành cho trẻ em Việt Nam.

Hàng năm, vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, Tết Trung thu được tổ chức trên khắp đất nước Việt Nam. Đây là thời điểm để tìm hiểu về các truyền thống, phong tục tập quán đặc sắc ở Việt Nam. Đối với những bậc phụ huynh hàng ngày bận rộn với công việc đồng áng, thì ngày lễ này là dịp để họ dành thời gian nhiều hơn cho con cái.



Ảnh: rubicontours.com

Cúng Ông Địa

Để cúng Ông Địa, người ta đặt một mâm cỗ đầy thức ăn, trái cây, bánh Trung thu suốt đêm trên sân. Đến nửa đêm, mâm cúng được lấy xuống khi mọi người tin rằng Ông Địa đã dùng xong. Hầu hết các gia đình sẽ có mâm cỗ riêng cho trẻ em để chúng có thể ăn bất cứ lúc nào.



Ảnh: rubicontours.com

Rước đèn ông sao

Lồng đèn là một trong những nét văn hóa đặc trưng của Tết Trung thu tại Việt Nam. Người Việt Nam có truyền thống thắp lồng đèn trong đêm Trung thu. Truyền thuyết kể lại rằng một oan hồn cá chép từng bắt đi rất nhiều linh hồn con người, do đó không ai dám ra ngoài vào đêm đó.

Tuy nhiên, ngày nay những đứa trẻ đã có thể thoải mái với những chiếc lồng đèn đa dạng mẫu mã trên tay, vừa ăn bánh trung thu, vừa rước đèn dưới ánh trăng.

Xem múa Lân



Ảnh: rubicontours.com

Múa Lân là một trong những hoạt động không thể thiếu của Tết Trung thu. Vào buổi tối, những đứa trẻ sẽ dạo quanh đường phố, chúng đi từ nhà này đến nhà khác để xin phép gia chủ biểu diễn múa Lân. Nếu gia chủ đồng ý, buổi diễn sẽ được thực hiện. Người ta tin rằng múa Lân sẽ đem lại tiền tài và may mắn. Sau buổi diễn, gia chủ sẽ lì xì cho cho bọn trẻ để cảm ơn. Múa Lân rất cuốn hút, trẻ em từ mọi độ tuổi đều tham gia hoạt động này.

Những địa điểm đón Trung thu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh



Ảnh: rubicontours.com

Nếu bạn đang ở Hà Nội trước dịp Trung thu, hãy đến tham quan phố Hàng Mã và Lương Văn Can, đây là những con đường đầy ắp đồ chơi và đèn lồng. Một địa điểm khác tại Hà Nội là 87 Mã Mây, tại đây người bán trưng bày rất nhiều đồ thủ công mỹ nghệ chuẩn bị cho đêm Trung thu. Vào đêm trước Trung thu, nhà hát Tuổi trẻ tại đường Ngô Thì Nhậm và Cung Thiếu nhi Hà Nội trên đường Lý Thái Tổ tổ chức đêm nhạc dành cho thiếu nhi.

Ngoài ra, còn có khu vực Chợ Lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh, thủ phủ của các hoạt động Trung thu. Dừng chân bên đường Lương Nhữ Học, con đường nổi tiếng vì có nhiều đèn lồng, đầu Lân được trưng bày dọc hai bên vỉa hè. Đây là địa điểm lý tưởng để mua đầu Lân lưu niệm.

Ngày nay, Tết Trung thu là động lực thúc đẩy phát triển giáo dục, thơ ca, múa hát, nghệ thuật và đồ thủ công. Hầu hết các gia đình Việt kiều xa quê đều muốn đưa con về nơi quê cha đất tổ để đón Tết Trung thu. Nếu không thể, họ sẽ tổ chức Tết Trung thu xa quê tại đất nước họ sinh sống để nhắc nhở con cháu luôn nhớ về cội nguồn và văn hóa quốc gia của mình.

Việt An
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán