Trang chủ»Văn học - Nghệ thuật

Văn học - Nghệ thuật

Điện ảnh Việt Nam cần phải có những kịch bản mới để chạm tới cảm xúc của khán giả

Chỉ những bộ phim phản ánh khát vọng của con người và hiện thực cuộc sống, lay động công chúng mới có thể giải phóng nền điện ảnh khỏi sự bế tắc và khủng hoảng như hiện nay.

NSND Tự Long thừa nhận chưa bao giờ đi xem phim cho đến khi phim “Bố già” của Trấn Thành được công chiếu vào đầu tháng 3 và sớm chiếm lĩnh phòng vé.

Bộ phim đã khuấy động cảm xúc của cộng đồng, cho dù một số khác lại nghĩ rằng bộ phim không xuất sắc đến như thế. Dù vậy, không thể phủ nhận “Bố già” là bộ phim Việt Nam hiếm hoi thu hút lượng lớn khán giả đến rạp.

“Thành thật mà nói, tôi chưa từng đến rạp chiếu phim kể từ khi tôi còn là một đứa trẻ. Tuy nhiên, sức hút của Bố già đã khiến tôi trở lại rạp chiếu phim thường xuyên đến bây giờ”, NSND Tự Long cho biết. Bất chấp việc bộ phim sử dụng lời thoại làm lu mờ khả năng diễn đạt trực quan, anh đã trải nghiệm được dư âm đọng lại trong lòng khán giả đã xem bộ phim.

Đã có tận 5 triệu khán giả xem phim “Bố già” vào tháng 3 và việc này chưa từng có tiền lệ trước đây.

Sức hút của “Bố già” đến từ đâu?

“Bố già” là phim điện ảnh đầu tiên của Trấn Thành với vai trò đồng sản xuất, biên kịch, đạo diễn, kiêm diễn viên chính. Tác phẩm này là bộ phim Việt Nam có doanh thu cao nhất từ trước đến nay. Tính đến ngày 5 tháng 4, theo thống kê của Box Office Việt Nam, “Bố già” đã mang về 400 tỷ đồng, vượt xa kỳ tích của bom tấn tỷ đô “Avengers: Endgame” khi công chiếu tại Việt Nam cách đây 2 năm.



Poster phim “Bố già” - Ảnh: thanhnien.vn/

Với kinh phí sản xuất chỉ khoảng 23 tỷ đồng và ra rạp khi các rạp đang khát phim mới, nhất là sau khi một số rạp ở TP.HCM phải đóng cửa vì dịch Covid-19.

Nhà thơ Nguyễn Phong Việt cho biết: “Các tác phẩm điện ảnh đã cộng hưởng với cảm xúc của người xem và việc này là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công, trong khi giới truyền thông, tiếp thị, dàn diễn viên và các câu chuyện bên lề chỉ là những nhân tố thúc đẩy sự thành công của bộ phim. Nếu một bộ phim gợi lên những trải nghiệm cảm xúc trong lòng khán giả, nó sẽ thành công”.

Sau buổi công chiếu đầu tiên của “Bố già”, nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm cho biết: “Lần đầu tiên trong hơn 20 năm xem phim Việt Nam tại rạp, tôi mới được xem một tác phẩm nguyên bản và tâm đắc như vậy!”.

Những thất bại của phim điện ảnh

Bên cạnh những bộ phim đạt doanh thu lớn, thành công vang dội, một số tác phẩm điện ảnh lại không được đón nhận nồng nhiệt.

Một trong số chúng có thể kể đến là bộ phim “Người cần quên phải nhớ”, được ra mắt vào Giáng Sinh 2020 và được sản xuất bởi Charlie Nguyễn và Đức Thịnh. Sự hợp tác giữa nhà sản xuất và đạo diễn này cũng đã từng cho ra nhiều bộ phim thành công với doanh thu cao.

Nhà sản xuất Charlie Nguyễn từng nói: “Không có nhà làm phim lớn nào trên thế giới mà chưa từng thất bại. Tôi luôn nói với đối tác của mình rằng chúng tôi phải làm hết sức mình để sản xuất phim điện ảnh, nhưng sau đó lại sản xuất bộ phim mà không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nào và hứng lấy hậu quả. Tuy vậy, việc đối mặt với thất bại của bộ phim này lại là sự giác ngộ đầu tiên của tôi.”

Một trong những lý do khiến bộ phim không được đón nhận nồng nhiệt là cốt truyện của nó không tiếp cận được cảm xúc của người xem, một điều rất quan trọng trong việc sản xuất phim.

“Những gì chạm tới trái tim khán giả được phản ánh thông qua nhân vật và điều này chưa được chúng tôi đầu tư kỹ lưỡng. Nhiều người cảm thấy đau đớn khi nỗi đau của nhân vật kết nối với nỗi đau của người xem,” Charlie cho hay.

Bộ phim “Người cần quên phải nhớ” chỉ thu về 1,9 tỷ đồng trong khi kinh phí sản xuất khoảng 20 tỷ đồng, cao hơn hẳn so với một số bộ phim khác ra rạp gần đây. Thế nhưng, trường hợp này lại may mắn hơn so với một vài bộ phim khác khi ra rạp trong thời gian gần đây.

Bộ phim “Kiều” ra rạp vào ngày 26 tháng 2 chỉ thu về 808 triệu đồng, trong khi đó “Hoa phong nguyệt vũ” ra rạp vào ngày 4 tháng 12 năm 2020 đã rút khỏi các rạp chiếu phim với lợi nhuận chỉ với 756 triệu đồng.

“Sám hối”, bộ phim hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam với kinh phí công bố 50 tỷ đồng nhưng thu về chỉ vỏn vẹn 915 triệu đồng lợi nhuận.



Poster phim “Cậu Vàng” - Ảnh: vietnamnet.vn

Hai bộ phim mới ra mắt khác cũng nếm mùi thất bại là “Cậu Vàng” và “Võ sinh đại chiến”. Mặc dù chi phí sản xuất lên đến 20 tỷ đồng, bộ phim “Cậu Vàng” chỉ thu về 3 tỷ đồng lợi nhuận sau 2 tuần công chiếu, trong khi bộ phim “Võ sinh đại chiến” chỉ kiếm được 1,36 tỷ đồng lợi nhuận trong 1 tuần lễ đầu tiên sau khi ra mắt.

Bài học từ sự thất bại

Trong số 13 phim điện ảnh đạt doanh thu trăm tỷ USD của điện ảnh Việt, 11 phim thuộc thể loại hài, 8 phim tình cảm lãng mạn và 2 phim hành động. Hai bộ phim đạt doanh thu cao gần đây nhất là “Bố già” và “Tiệc trăng máu” đều thuộc thể loại hài và đều có yếu tố kịch tính, cao trào với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Góp mặt trong nhóm doanh thu 100 tỷ đồng, “Lật mặt 4: Nhà có khách” (2019) là phim kinh dị duy nhất. Từ lâu, chúng ta đã vượt qua kỷ nguyên làm phim kinh dị, phản ánh xu hướng truyền thông kỹ thuật số trong những năm gần đây.

Bộ phim với những thông điệp sâu sắc đánh vào cảm xúc của người xem đang lấn át những bộ phim giải trí thuần túy.

Nội dung và chủ đề sẽ quyết định sự thành bại của một bộ phim. Nếu việc làm phim dập tắt cái tôi của nhà sản xuất và đạo diễn thì có thể thấy trước kết quả của nó.

Phim không chỉ để giải trí mà đề cập đến hiện thực, hơi thở của thời đại thông qua cốt truyện đơn giản mà nếu đọng lại những suy nghĩ sâu sắc nhất của khán giả sẽ tạo nên một dư âm đáng kinh ngạc. Đó là những gì khiến cho bộ phim “Bố già” và “Tiệc trăng máu” thành công. Mặc dù có một số thiếu sót khi nhìn từ góc độ của các nhà chuyên môn, nhưng không thể phủ nhận được mức độ chân thực và cảm động của những bộ phim này.

Vân Anh
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán