Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

4 Bước Đơn Giản Để Phát Triển Kỹ Năng Nghe Của Trẻ

Đã có lúc bọn trẻ háo hức mong chờ kể chuyện trước khi đi ngủ hàng ngày. Khi ông, bà hoặc dì đọc, tụi nhỏ sẽ im lặng lắng nghe, bị cuốn hút vào câu chuyện kể. Trẻ không biết rằng, trí tưởng tượng và suy nghĩ là những phẩm chất được ăn sâu vào trẻ, thông qua việc chú ý lắng nghe.

Ngày nay, nơi mà mọi đứa trẻ đều ăn nhiều đường. Trong thế giới ưu tiên công nghệ, cạnh tranh khốc liệt này, những đứa trẻ này nói chuyện phiếm không ngừng nghỉ và phản ứng tức thì với mọi thứ! Chúng không đủ kiên nhẫn để lắng nghe và tiếp thu thông tin do có hàng triệu phiền nhiễu xung quanh.

Thật không may, trật tự thế giới hiện tại giống như một cuộc đua chuột. Để cạnh tranh trong một môi trường như vậy, vô tình chúng ta đang dạy những đứa trẻ phải quyết đoán và lớn tiếng. Vì vậy, theo bản năng, trẻ em có xu hướng phản ứng ngay cả trước khi có thể hoàn thành một ý nghĩ. Chúng cần được điều chỉnh để thoát khỏi thói quen này.

Do đó, người chăm sóc và trường học của trẻ phải khuyến khích khả năng nghe và khen thưởng các kỹ năng nghe tốt.

Bước 1: Lắng nghe vui vẻ

Trẻ em cần được dạy rằng lắng nghe liên quan đến mắt, tai và trái tim. Vì vậy, bước đầu tiên để khiến trẻ lắng nghe là giảm thiểu số lượng các yếu tố gây xao nhãng mà chúng tiếp xúc như điện thoại, trò chơi điện tử và ti vi.

Sau đó, làm cho trẻ hiểu thông điệp đầy đủ, không chỉ nghe các từ bằng các hoạt động tương tác để khuyến khích kỹ năng nghe. Trong trường hợp này, giáo án phải cẩn thận bao gồm các kỹ thuật này nhằm đạt được mục tiêu của bạn.

Một số trò chơi tương tác phổ biến để rèn luyện kỹ năng nghe bao gồm “Simon Says” (liên quan đến các hướng dẫn) đến “Story Chain” (dự đoán điều gì xảy ra tiếp theo trong một câu chuyện).

Bạn cũng có thể cho trẻ học theo các công thức nấu ăn đơn giản trong sách nấu ăn đọc to. Ngoài ra, đã có nhiều thành công trong việc biến các chủ đề trong chương trình học thành âm thanh và âm nhạc - giúp dễ học và dễ nhớ hơn.

Người ta cũng có thể tạo ra một mô típ âm thanh để đi kèm với câu chuyện được đọc ra, để giúp trẻ tăng khả năng hiểu. Âm thanh có thể giúp liên hệ đến chủ đề đang thảo luận. Âm nhạc cũng là một liều thuốc giảm căng thẳng tuyệt vời, giúp việc học trở nên dễ dàng và thú vị hơn rất nhiều!

Bước 2: Tham gia là chìa khóa để lắng nghe

Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi giữa các phiên hoặc tóm tắt mỗi phiên vào một thời điểm được chỉ định. Một cách khác để đảm bảo sự tham gia là khuyến khích trẻ đặt câu hỏi cho nhau. Vì vậy, để có thể đặt câu hỏi, trẻ cần phải hiểu rõ vấn đề. Bằng cách này, bạn biết trẻ đang lắng nghe hay không.

Bước 3: Không lặp lại giữa các nhiệm vụ

Điều quan trọng là bạn phải đảm bảo rằng nhiệm vụ đủ hấp dẫn để trẻ chú ý.

Bước 4: Hãy là một tấm gương tốt

Vào cuối ngày, bạn cần tích cực lắng nghe những gì trẻ nói với bạn. Trẻ em học hỏi từ những gì chúng thấy xung quanh chúng.

Đảm bảo rằng bạn cũng dạy chúng:

  • Duy trì giao tiếp bằng mắt
  • Lịch sự để người kia nói
  • Luôn cởi mở
  • Chờ người nói tạm dừng trước khi đặt câu hỏi
  • Tóm tắt toàn bộ cuộc trò chuyện.

Nguyễn Thị Bảo Trình
Giáo viên Tiếng Anh – Trường Quốc tế Á Châu

SIU Review - số 137

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán