Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Các thể văn nghị luận thường gặp trong chủ đề tinh thần yêu nước trong văn học trung đại.

Chiếu

- Chiếu là thể văn nghị luận do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.

- Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi; được công bố và đón nhận một cách trang trọng.

- Một số bài chiếu thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận mệnh của cả triều đại, đất nước.

Hịch

- Hịch là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

- Hịch có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục.

- Đặc điểm nổi bật của thể hịch là khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe

- Hịch thường được viết theo thể văn biền ngẫu (từng cặp câu cân xứng với nhau).

- Hịch thường gồm các phần:

+ Phần mở đầu: Nêu vẫn đề.

+ Phần thứ hai: Nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách để gây lòng tin tưởng.

+ Phần thứ ba: Nhận định tình hình, phân tích phải trái để gây lòng căm thù giặc.

+ Phần kết thúc: Nêu chủ trương cụ thể và kêu gọi đấu tranh.

Cáo

- Là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa và thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết

- Cáo phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu (không có hoặc có vần, thường đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau).

- Cùng như hịch, cáo là thể văn có tính chất hùng biện. Do đó, lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.

Nguyễn Thị Thuỷ Tiên
Giáo viên Ngữ văn - Trường Quốc tế Á Châu

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán