Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Chứng chỉ TEFL, TESL và TESOL có gì khác nhau? (Kỳ 1)

Việc dạy học tiếng Anh là một con đường dài, đòi hỏi ở mỗi người giáo viên một quá trình tìm tòi và trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng giảng dạy liên tục. Quá trình đó được đánh giá thực tế qua một số chứng chỉ đào tạo thông dụng như TKT, CELTA, TEFL, TESL, TESOL… Riêng trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu 3 chứng chỉ là TEFL, TESL và TESOL để chọn ra một con đường thu nạp kiến thức, kỹ năng cho phù hợp nhất với nhu cầu dạy học của bản thân.

Vậy, đâu là sự khác nhau cơ bản giữa TEFL, TESL và TESOL?

TEFL, TESL, TESOL thực chất KHÔNG PHẢI là tên gọi của một tổ chức hay một chương trình đào tạo nào cụ thể, mà là để chỉ đối tượng mà giáo viên sẽ dạy, và nơi giáo viên sẽ có thể cộng tác giảng dạy trong tương lai. Bởi sự tương tự trong tên gọi, nên các chứng chỉ này thường bị nhầm lẫn với nhau nếu không hiểu rõ về bản chất.

TESL là tên viết tắt của Teaching English as a Second Language: chứng chỉ giảng dạy tại các nước nói tiếng Anh, nhưng đối tượng học là những người không nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ.

TEFL có nghĩa là Teaching English as a Foreign Language: chứng chỉ giảng dạy tại các nước mà Tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính, đồng thời không phải là ngôn ngữ cầu nối (giữa 2 hoặc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau trong cộng đồng).

TESOL được hiểu từ cụm Teaching English to Speakers of Other Languages: là chứng chỉ giảng dạy tổng hợp cả 2 khái niệm trên, tức là chứng chỉ giảng dạy cho học sinh/sinh viên/học viên không sử dụng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, hoặc không phải là ngôn ngữ cầu nối trong cộng đồng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Huỳnh Thị Ngọc Vy
Giáo viên Tiếng Anh - Trường Quốc tế Á Châu

SIU Review - số 135

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán