Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Dự án mã nguồn mở Android (AOSP) và OHA là gì? Chúng được tạo ra để làm gì?



Để Android có thể trở thành hệ điều hành có lượng người dùng khổng lồ như ngày hôm nay thì không thể không nhắc đến công lao của dự án mã nguồn mở do Google phát triển. Vậy dự án này có gì đặc biệt mà nó lại có sức ảnh hưởng to lớn như vậy? Hãy cùng tìm hiểu với mình thông qua bài viết này nhé!

Dự án mã nguồn mở Android (AOSP) và OHA là gì?

Dự án mã nguồn mở của Android, viết tắt là AOSP (Android Open Source Project), là chương trình được tạo ra với mục đích đẩy mạnh sự phát triển của hệ điều hành Android. Nền tảng này vận hành dựa trên hệ điều hành (OS), phần mềm hệ thống (Middleware) và một số ứng dụng khác.

Được biết, AOSP được điều hành bởi Liên minh thiết bị cầm tay mở (OHA - Open Handset Alliance, thành lập vào ngày 5/11/2007) do Google quản lý với các đối tác rất đa dạng, từ các nhà máy bán dẫn, dây chuyền sản xuất các thiết bị cầm tay cho đến các công ty phần mềm.



Qualcomm là một trong những hãng sản xuất bán dẫn có tầm ảnh hưởng trong giới Android lẫn hiệp hội OHA

Mục đích Google tạo ra AOSP và OHA?

Mục tiêu của liên minh OHA là để thúc đẩy sự phát triển các chuẩn của mã nguồn mở trên những chiếc điện thoại hiện nay để cạnh tranh trực tiếp với các hệ điều hành ngoài Android (như iOS, Windows Phone,...).

Hiện tại, liên minh OHA đã có 84 công ty nổi tiếng trong các lĩnh vực về sản xuất thiết bị cầm tay, sản xuất linh kiện, các công ty phần mềm và nhà cung cấp đã cam kết sẽ sử dụng Android. Chúng ta có thể kể tới như Qualcomm, Broadcom, HTC, Intel, Samsung, Motorola, Sprint, Texas Instruments, NTT DoCoMo,...



Với dự án mã nguồn mở mà Android cung cấp, các lập trình viên bên thứ 3 sẽ thoải mái tuỳ biến những đoạn mã, từ đấy tạo ra được những biến thể khác của Android có trên thị trường, tạo ra sự tương thích giữa các phụ kiện hay các thiết bị chuyển.

Chẳng hạn, một số phiên bản Android đã được tuỳ biến lại của các công ty trên thế giới như EMUI của Huawei, One UI của Samsung, MIUI của Xiaomi hay là Android Wear trên những thiết bị đeo tay thông minh chuyên dụng.

Nói chung, cả AOSP và OHA đều được tạo nên để hạn chế sự thất bại của các OEM Android thông qua việc cấp quyền kiểm soát sự cải tiến công nghệ của những công ty khác. Và đây cũng là một bước để hiện thực hoá tham vọng biến Android trở thành một hệ điều hành hoàn hảo, có thể đưa lên bất kỳ thiết bị nào trong đời sống: Từ những chiếc điện thoại trong túi quần hay là trên những thiết bị bảng dạy học thông minh.

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán