Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giải quyết mâu thuẫn có vai trò như thế nào trong học tập và cuộc sống của học sinh?

Sự vận động, phát triển của thế giới với cách thức phát triển là sự biến đổi dần về chất dẫn đến sự biến đổi về lượng, khuynh hướng phát triển là phủ định của phủ định với sự phát triển theo đường trôn xoắn ốc và nguồn gốc của sự phát triển đó mà mâu thuẫn. Vậy mâu thuẫn là gì mà nó đóng vai trò là nguồn gốc của sự phát triển?

Mâu thuẫn vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng.

Trong thế giới, sự vật hiện tượng vốn phong phú, đa dạng mà trong mọi sự vật, hiện tượng đều có những mâu thuẫn. Mỗi mâu thuẫn đều bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ. Khi mâu thuẫn được giải quyết, kết quả là sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời, lại xuất hiện các mâu thuẫn mới… Như vậy, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập không phải bằng con đường điều hoà mâu thuẫn.

Giải quyết mâu thuẫn là nguồn gôc, động lực của vận động, phát triển của sự vật hiện tượng, nên cần phải biết phát hiện ra mâu thuẫn, tìm cách tác động, có như vậy mâu thuẫn mới được giải quyết, sự vật cũ mới mất đi, sự vật mới mới ra đời tiến bộ hơn. Vì vậy, bản thân học sinh cần xác định đúng mâu thuẫn và có tinh thần tự đấu tranh loại bỏ cái xấu, rèn luyện, phát triển cái tốt, tránh tư tưởng “dĩ hòa di quý” khi giải quyết mâu thuẫn.

Đoàn Thị Ngọc Nhi
Giáo viên Giáo dục công dân - Trường Quốc tế Á Châu

SIU Review - số 135

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán