Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giới Thiệu Về Mã Nguồn Mở WordPress



Những nền tảng hay công cụ để xây dựng một website

Khi xây dựng một website, chúng ta có thể lựa chọn những nền tảng sau đây:

+ Dùng những trình kéo thả Page Builder để xây dựng website, điển hình như Wix.

+ Dùng CMS hay quen gọi là bộ mã nguồn mở. Thật ra tên gọi đúng của nó là Content Management System, hệ thống quản trị nội dung. Lưu ý: chúng ta chỉ sử dụng CMS, và các model ĐÃ VIẾT SẴN để xây dựng website. Và đây chính là nội dung của khóa học Làm website bằng WordPress. Tưởng tượng nhé, website như một chiếc xe hơi, chúng ta chỉ là người lắp ráp, mua động cơ, mua vỏ và ráp vào. Nếu có tùy chỉnh thì chỉ sơn vẽ bên ngoài. Một số CMS phổ biến là WordPress, Joomla, Drupal, …

+ Lập trình (tự viết code). Nói về lập trình, chúng ta lại có 3 hướng đi.

• Tự viết code từ A đến Z. Nếu có dùng code của người khác thì dùng các thư viện ngoài. Ví dụ, làm giao diện website chúng ta tự code html css nhưng dùng thư viện jQuery để xử lý hiệu ứng, giúp tiết kiệm thời gian.

• Dùng framework. Framework là một bộ khung hay giàn giáo cung cấp các chức năng, giải pháp được cài đặt sẵn giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình phát triển ứng dụng. Ví dụ, đối với ngôn ngữ PHP, chúng ta có một số framework như Zend, Laravel, CakePHP …

• Viết code dựa trên mã nguồn mở CMS. Ví dụ nhé, trong WordPress, thay vì dùng theme hay plugin viết sẵn để làm web, chúng tôi có những tính năng đặc biệt nên sẽ tự viết theme, plugin để dùng riêng. Thay vì mua tất cả linh kiện của “chiếc xe” và lắp, chúng ta chỉ mua động cơ, còn đèn đóm, kèn, bánh xe … sẽ tự làm.

Những định hướng hay mục đích sử dụng của website

Mỗi website đều có những định hướng phát triển, mục đích sử dụng nhất định. Để đạt yêu cầu kỹ thuật đặt ra, chúng ta cần lựa chọn nền tảng phù hợp cho website.

+ Web Application – Ứng dụng web. Website cung ứng một dịch vụ trực tuyến nào đó. Ví dụ: mạng xã hội Facebook, Twitter, công cụ tìm kiếm Google, Gmail … Những website này đòi hỏi những tính năng riêng biệt, bảo mật cao. Do đó, lập trình gần như là lựa chọn bắt buộc. Có thể code A đến Z, dùng framework hay bá đạo hơn là tự tạo ra framework hoặc thư viện sau đó xây dựng website bằng framework, thư viện đó đó như Facebook dùng ReactJS (front-end), React Native (di động).

+ Web hệ thống có vai trò như phần mềm quản lý doanh nghiệp, quản lý cửa hàng … Những website này đòi hỏi yêu cầu riêng biệt của người dùng nên thường do các công ty phần mềm lập trình theo yêu cầu (thường dùng framework).

+ Web thương mại điện tử, đòi hỏi cao về tính năng và bảo mật nên cũng phát triển theo hướng ứng dụng web.

+ Web bán hàng, shop nhỏ, tin tức, blog. Những website này không yêu cầu quá cao, chủ yếu trưng bày sản phẩm nên CMS là lựa chọn hợp lý nhất bởi dễ xây dựng và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí.

Vậy túm cái quần lại, chúng ta nên dùng WordPress cho: website cá nhân, blog, trang tin tức, website bán hàng, landing page giới thiệu sản phẩm. Thật ra WordPress còn có thể làm forum, web đăng tin nhưng sẽ không tối ưu và mình thấy khá chậm.

Trong khóa học này, chúng ta sẽ tiến hành làm một website tin tức nhỏ bằng CMS mã nguồn mở WordPress. WordPress là gì hay WordPress có ưu điểm gì, các bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết WordPress Là Gì? Tại Sao Nên Sử Dụng WordPress Để Website?

Nội dung chính của khóa học WordPress cơ bản

Lưu ý: Đây là nội dung tóm tắt, không phải danh sách bài học thực tế. Nói 1 cách dễ hiểu, đây là những việc mà bạn có thể làm được sau khi xem qua khóa học này.

1. Hiểu biết cơ bản về website

2. Chọn mua hosting, domain, trỏ tên miền. Khóa học này mình sẽ cố gắng hoàn thiện 1 website cơ bản nhất khi dùng WordPress là blog cá nhân

3. Cài đặt WordPress theo nhiều cách khác nhau

4. Thiết lập cơ bản (SSL, Ngày giờ, ngôn ngữ), cài giao diện (theme), phần mở rộng (plugin)

5. Cách mua, sử dụng theme bản quyền, update theme bản quyền. Phần này mình sẽ tặng các bạn 1 theme bản quyền (mình bỏ tiền ra mua) để theo khóa học này.

6. Xây dựng, tùy biến thành 1 website hoàn chỉnh

7. Thêm các plugin bổ trợ tính năng cần thiết cho website

8. Tối ưu website bao gồm tăng tốc, bảo mật, backup, tối ưu SEO, Facebook, Chat, liên hệ với người đọc, dịch website

9. Đổi tên miền website, Chuyển host cho website.

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán