Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giới thiệu Vovinam

1. Xuất xứ tên gọi Vovinam ?

Vovinam là tên gọi "Tây ngữ hóa" từ Võ Việt Nam, để phân biệt các võ phái khác ở Việt Nam và để cho người ngoại quốc dễ đọc dễ nhớ.

Nội dung Vovinam gồm 2 phần: Võ thuật Việt Nam (Việt Võ Thuật), Võ đạo Việt Nam (Việt Võ Đạo)

Việt Võ Thuật là gốc rễ - cội nguồn, còn Việt Võ Đạo là hoa trái của Việt Võ Thuật sau quá trình mấy chục năm phát triển.

2. Kì hiệu và phù hiệu Vovinam ?

- Kì hiệu : Chiều ngang bằng 3/5 chiều dài, ở chính giữa có vòng tròn Âm Dương. Giao tương giữa lưỡng cực là bản đồ Việt Nam cong theo hình chữ S, điển trưng cho sự Tương Thôi - Tương Giao - Tương Sinh và Thường Dịch của dòng Sống Miên Sinh phối hợp, hài hòa. Bao bọc Lưỡng Nghi là vòng tròn trắng tượng trưng cho Đạo Thể với sứ vụ Điều Hòa – Khắc Chế - Bao Dung giữa Âm tố và Dương tố để tác thành vĩnh cửu sự sống của muôn loài.

- Phù Hiệu : ½ phần trên hình vuông, ½ phần dưới hình tròn. Tượng trưng cho sự vuông tròn hướng về Nhu Cương phối triển. Ở chính giữa cũng có vòng tròn Âm Dương, bản đồ Việt Nam và vòng Đạo Thể với sự tương đồng về phần ý nghĩa của Kỳ Hiệu.

Môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo đã chọn 4 màu chánh để tượng trưng cho Ý nghĩa. đó là: xanh, vàng, đỏ, trắng:

Xanh: Trỏ Âm Tố, tượng trưng cho Biển Cả và Hy Vọng. Màu của biển thắm đồng xanh, và của năm châu bốn biển. Màu đậm nét Quê Hương. Hàm sức Sứ vụ mang Võ Đạo quảng phát muôn phương.

Đỏ: Trỏ Dương Tố, tượng trưng cho lửa sống hào hùng kiên quyết của dòng Việt xuyên suốt hơn bốn nghìn năm Dựng Nước.

Vàng: Màu Vương Đạo Á Đông, màu da chủng tộc, màu của vinh quang hiển hách.

Trắng: Màu của tinh khiết, thanh thịnh, cao cả, trỏ Đạo Thể huyền nhiệm Không Hình, Không Sắc điễn trưng cho Xương Tủy, cho sự thâm viễn tuyệt vời. Màu của Tinh Hoa Nghệ thuật và Quãng Đại Bao Dung.

3. Các bài quyền tay không trong Vovinam bao gồm quyền nào ?

Theo thứ tự học, Vovinam có các bài quyền tay không sau:

• Khởi quyền

• Nhập môn quyền (rèn luyện các thế tấn như đinh tấn, trung bình tấn, tam giác tấn, hồi tấn...; đòn căn bản như các lối chém cạnh tay, các lối đấm, các lối gạt, các lối chỏ, các lối đá...)

• Thập tự quyền (bài ghép mười thế chiến lược từ số 1 đến số 10)

• Nhu khí công quyền (có bốn bài từ trình độ thấp đến cao)

• Long hổ quyền

• Tứ trụ quyền (là bài quyền được ghép lại từ các thế phản đòn cơ bản trình độ một)

• Ngũ môn quyền (ghép của mười thế chiến lược từ 11 đến 20)

• Viên phương quyền (được tạo thành từ các thế phản đòn căn bản trình độ hai)

• Thập thế bát thức quyền (ghép của 10 thế chiến lược từ 21 đến 30)

• Lão mai quyền (võ khỉ già)

• Việt võ đạo quyền

• Xà quyền (võ rắn)

• Ngọc trản quyền

• Hạc quyền (võ hạc)

• Trấn môn quyền

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán