Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Hát “Sắc bùa” của dân tộc nào?

Sắc bùa là những sinh hoạt, phong tục không thể thiếu làm nên cái tết cổ truyền đáng nhớ của người Mường xưa.

Âm vang cồng chiêng mà điểm nhấn của nó là tiếng “khầm...” của cồng chiêng sắc bùa như làn sóng, như sức mạnh xua đuổi ma quỷ, xua đuổi cái xấu. Khi tiếng khầm... nổi lên, người nghe có cảm giác như có luồng gió, một sức mạnh vô hình. Sự thiêng liêng của cồng chiêng được dồn tụ chính là tiếng “khầm...”, nó chính là biểu tượng, loại biểu tượng vô hình (phi vật thể) mang đa ý nghĩa. Việc diễn tấu cồng, chiêng sắc bùa trong hoạt động đầu xuân không những tạo nên không khí vui vẻ trong những ngày tết, ngày xuân mà nó còn mang ý nghĩa tượng trưng cho tiếng sấm cầu mưa, xua đuổi ma quỷ, cầu yên lành cho dân Mường, gắn liền với tín ngưỡng dân gian truyền thống về tục mở nước, rước nước đầu xuân cũng như tín ngưỡng trừ ma, đuổi quỷ, xông đất, xông nhà và lễ tục chúc phúc đầu năm của người Mường

Bùi Xuân Lai
Giáo viên môn Âm nhạc - Trường Quốc tế Á Châu

SIU Review - số 137

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán