Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Hiểu, phát hiện và vận dụng các thành phần biệt lập trong việc viết văn bản như thế nào?

Trong một câu, các bộ phận có vai trò (chức năng), không đồng đều với nhau. Có những bộ phận trực tiếp diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Nhưng cũng có các bộ phận không trực tiếp nói lên sự việc, chúng chỉ được dùng để nêu lên thái độ của người nói đối với người nghe hoặc đối với sự việc được nói đến trong câu. Hay dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu hoặc được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. Những bộ phận này đựơc gọi là phần biệt lập.

Các thành phần biệt lập:

- Thành phần tình thái

- Thành phần cảm thán

- Thành phần gọi – đáp

- Thành phần phụ chú

Những từ ngữ thể hiện thành phần biệt lập:

- Tình thái: chắc là,dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như , có vẻ như….

- Cảm thán: ôi! chao ôi! quá! Trời ơi!...

- Gọi đáp: thưa…vâng….dạ…bẩm….ơi….này….

Dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú:

Thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.

- Các thành phần tình thái, cảm thán, phụ chú, gọi đáp là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.

Hồ Thị Thu Hương
Giáo viên Ngữ văn - Trường Quốc tế Á Châu

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán