Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Những điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật A Phủ (“Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài) và Tràng “Vợ nhặt” – Kim Lân?

a. Điểm giống nhau:

- Đều là những người nông dân nghèo, thật thà, chất phác, giản dị, nuôi sống bản thân và gia đình bằng bàn tay lao động của mình.

- Là những người cùng cảnh ngộ: cuộc sống của họ bấp bênh; do hoàn cảnh, do nghèo nên họ khó có thể lấy được vợ, có được vợ.

- Bị đè nén bởi tư tưởng cai trị của giai cấp thống trị.

- Giàu ước mơ và khát vọng.

- Cả hai đều hướng về ánh sáng cách mạng.

+ Cách mạng đã soi đường chỉ lối cho A Phủ, đến Phiềng Sa, A Phủ trở thành một anh du kích dũng cảm, kiên cường → Anh có được tự do, hạnh phúc.

+ Tràng chưa trở thành một anh du kích nhưng cuối tác phẩm trong óc anh đã nghĩ tới đám người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Tác giả đã gieo hạt giống hi vọng mãnh liệt vào tâm hồn Tràng, nhất định ngày mai trong đoàn quân của những người đói kéo nhau đi trên đê Sộp sẽ có Tràng, bà cụ Tứ và thị. Họ sẽ thoát khỏi đói nghèo và cuộc sống nô lệ.

b. Điểm khác nhau:

- Tràng là nhân vật chính trong “Vợ nhặt” còn A Phủ là nhân vật phụ trong đoạn trích “Vợ chồng A Phủ”.

- Tràng là anh nông dân nghèo trong nạn đói 1945 ở miền xuôi dưới sự cai trị trực tiếp của bọn Thực dân, Phát xít. A Phủ là người dân lao động miền núi, sống dưới sự cai trị của bọn chúa đất phong kiến. Chúng lợi dụng cường quyền và thần quyền để biến những người dân lao động nghèo thành nô lệ không công cho chúng, hết đời này sang đời khác.

- Tràng được tác giả tập trung khắc họa bởi những diễn biến tâm lí phức tạp còn A Phủ lại được nhà văn Tô Hoài miêu tả bằng những hành động cụ thể, sinh động.

Trần Lê Uyên Thanh
Giáo viên Ngữ văn - Trường Quốc tế Á Châu

SIU Review - số 135

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán