Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Sự khác biệt giữa tkt và tesol

Chắc hẳn những bạn có định hướng làm giáo viên nhưng lại không học chuyên ngành sư phạm đều đã từng ít nhất một lần nghe qua và tìm hiểu yêu cầu về những chứng chỉ giảng dạy như TESOL và TKT. Vậy TESOL và TKT này gì? Giống và khác nhau như thế nào? Chứng chỉ nào sẽ phù hợp với nhu cầu của mình hơn? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu đôi chút về 2 loại chứng chỉ này nhé.

TESOL là viết tắt của cụm từ Teaching English to Speakers of Other Languages, là chương trình đào tạo quốc tế về phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho những người nói tiếng Anh nhưng không phải là tiếng mẹ đẻ. Tại Việt Nam, chứng chỉ TESOL khá phổ biến với những bạn không chuyên sư phạm, được xem là một trong những loại bằng cấp cần có đối với những người muốn làm giáo viên tiếng Anh theo tiêu chuẩn Quốc tế. Ngoài ra, TESOL còn được công nhận trên 80 quốc gia và hơn 1000 trường học, trung tâm ngoại ngữ khắp thế giới. Các bạn có thể đăng ký tại nhiều trung tâm lớn như SEAMEO, AIT, BRITISH COUNCIL, Đại học Sư Phạm TPHCM… để thi lấy chứng chỉ này. Lúc thi bạn sẽ phải làm bài luận và dạy demo, chứng chỉ này nghiêng về thực hành nhiều hơn so với TKT. Thời gian học đa dạng và linh hoạt, tùy theo lịch học của trung tâm đã thiết kế nên bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Học phí TESOl cũng khá cao, dao động từ 10 – 20 triệu tùy nơi đăng ký. Tuy nhiên bạn nên tìm hiểu kỹ về nơi cấp bằng xem có uy tín và chất lượng hay không.  

Trong khi đó, TKT (Teaching Knowledge Test) là kỳ thi được công nhận quốc tế về phương pháp giảng dạy tiếng Anh của Hội đồng khảo thí Đại Học Cambridge. Đây là một chứng chỉ mới của Cambridge ESOL, được bắt đầu từ năm 2005 nên chưa được nhiều người biết đến như TESOL. Tại Tp. HCM, kỳ thi này do Đại Học Cambridge phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức nên người học có thể tin tưởng vào uy tín và giá trị thật sự của chứng chỉ TKT. Hơn nữa, chứng chỉ này còn có thời hạn giá trị vĩnh viễn. TKT phù hợp với những giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và trình độ Tiếng Anh ở mức trung cấp. Kỳ thi được xem là “dễ thở” hơn vì cả 3 phần thi đều thuộc dạng trắc nghiệm. Thời gian học kéo dài 10 tuần (3 buổi/tuần). Mức học phí cũng khá dễ chịu cho người học tuy nhiên cách dạy ở đây lại khá truyền thống. Vì vậy, nếu bạn là sinh viên mới ra trường, kinh tế chưa “rủng rỉnh” và thích cách học truyền thống thì nên cân nhắc đến kỳ thi này nhé.

Lê Thị Minh Yến
Giáo viên Tiếng Anh – Trường Quốc tế Á Châu

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán