Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Tác Hại Của Khói Pháo

Trước đây, hàng năm cứ đến giao thừa hoặc các dịp khai trương, các nhà lại đốt pháo để chào đón năm mới. Sau tràng nổ đinh tai thì trên mặt đất còn lại đầy xác pháo và các đám khói mù mịt.


Nguyên liệu để làm thuốc pháo có thành phần chủ yếu là lưu huỳnh, bột than, muối nitrat (kali nitrat) hoặc kali clorat. Khi đốt pháo, ngoài tiếng nổ cùng ánh sáng nhiều màu còn có các đám bụi khói. Bụi khói pháo tùy thuộc vào thành phần tạo nên thuốc pháo mà có thể khác nhau, khi biết thành phần chủ yếu của thuốc pháo ta có thể suy đoán ra các sản phẩm tạo ra khi đốt. Ví dụ như khi đốt pháo bánh, khói sinh ra sẽ chứa phần lớn lưu huỳnh dioxit, nitơ dioxit, cacbondioxit, cacbon monoxit là các khí gây hại cho sức khỏe và bụi của các oxit kim loại. Trong đó lưu huỳnh đioxit, nitơ đioxit là những chất có tính ăn mòn, tính axit và tính oxy hoá - khử rất mạnh. Chính các chất khí này khi hoà tan vào nước mưa sẽtạo nên các đám mưa axit. Khi đốt quá nhiều pháo nổ mà gặp lúc không có gió, áp suất khí quyển thấp thì không có cách nào làm khói bay tản đi nơi khác, sẽ kích thích mạnh đường hô hấp khiến người ta ho, viêm phế quản. Khi làm pháo, khi vận chuyển, khi đốt, trong một số bước tiến hành nếu có sơ suất có thể làm nổ một lượng lớn thuốc pháo hoặc pháo thành phẩm, có thể gây thương vong lớn. Vì vậy người ta cấm đưa thuốc pháo và pháo lên các phương tiện giao thông vận tải như máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu thuyền... Vì các tác dụng có hại nghiêm trọng nêu ưên, ở nước ta đã có quy định cấm đốt pháo nổ và đã được đại đa số dân chúng tự giác chấp hành

Lê Việt Linh
Giáo viên Hóa học - Trường Quốc tế Á Châu

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán