Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Tại sao cua sau khi nấu chín biến thành màu đỏ?

Lúc cua sống, trên lưng có màu xanh đen, nhưng sau khi luộc chín thì có màu đỏ cam tươi. Đó là do trong vỏ cứng của cua có một loại sắc tố đặc biệt mang tên là Astaxanthin có màu đỏ tôm.

Astaxanthin là một loại sắc tố gốc carotene (carotenoid), vốn là những loại sắc tố kỵ nước, tan trong dầu, gần giống với vitamin A (retinol). Những phân tử Astaxanthin thường có màu đỏ hoặc cam vì chúng hấp thụ ánh sáng màu lam. Astaxanthin thường có trong cơ thể các loài giáp xác (Crustacean) như tôm, cua, ghẹ… hoặc một số loài cá như cá hồi (salmon,trout)…

Do màu đỏ tôm trộn lẫn với các sắc tố khác nên bình thường không thể hiện rõ sắc đỏ tươi vốn có của nó. Nhưng sau khi luộc chín, các sắc tố khác bị phá huỷ và phân giải dưới nhiệt độ cao, khi chúng biến mất thì màu đỏ sẽ hiện ra. Do vậy, tất cả cua nấu chín đều sẽ biến thành màu đỏ.

Trên vỏ cứng của cua, sự phân bố của màu đỏ tôm cũng không đều. Tất cả những chỗ có nhiều màu đỏ tôm, ví dụ phần lưng thì hiện lên rất đỏ. Phần dưới của chân thì màu hiện lên nhạt một chút. Do phần bụng của cua vốn không có màu đỏ tôm, bởi vậy dù đun nấu thế nào thì cũng không thể có màu đỏ được.

Trương Thị Minh Nghĩa
Giáo viên Hóa học - Trường Quốc tế Á Châu

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán