Trên cùng 1 cây, lá ở phía ngoài nhiều ánh sáng và lá ở phía trong bóng râm có ít ánh sáng có màu sắc và khả năng quang hợp khác nhau. Sự khác nhau đó như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?
Trên cùng 1 cây, lá ở phía ngoài nhiều ánh sáng và lá ở phía trong bóng râm có ít ánh sáng có màu sắc khác nhau
+ Lá ở phía ngoài ánh sáng có màu nhạt vì số lượng diệp lục ít và tỉ lệ diệp lục a/ b cao ( nhiều diệp lục a)
+ Lá ở phía trong ít ánh sáng có màu đậm vì số lượng diệp lục nhiều và tỉ lệ diệp lục a/ b thấp ( nhiều diệp lục b)
Do khả năng quang hợp của chúng khác nhau
+ Khi cường độ ánh sáng mạnh thì lá ở ngoài có cường độ quang hợp lớn hơn lá ở trong vì nó có nhiều diệp lục a có khả năng hấp thụ tia sáng có bước sóng dài
+ Khi cường độ ánh sáng yếu thì lá ở trong có cường độ quang hợp lớn hơn lá ở ngoài vì nó có nhiều diệp lục bcó khả năng hấp thụ tia sáng có bước sóng ngắn ( tia xanh, tím)
Các tin khác
-
Useful collocations about environment - Những cụm từ hữu dụng về môi trường
-
Useful collocations about education - Những cụm từ hữu dụng về giáo dục
-
Transition signals in writing - Các từ chuyển tiếp trong văn viết
-
Tại sao bệnh di truyền do gen lặn liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X ở người lại dễ được phát hiện hơn so với bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường?
-
Đột biến gen là gì? Có các dạng đột biến gen nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen
-
Thế nào là sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt? Trong các loài sau đây, loài nào hằng nhiệt, loài nào biến nhiệt: thằn lằn, thú mỏ vịt, gà gô trắng, nhím, sâu hại táo, ruồi nhà, cây lúa, nấm rơm.
-
Hãy giải thích vì sao động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn nhưng tai, chi, đuôi… lại nhỏ hơn so với động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới?
-
Niêm mạc là gì? Giải thích tại sao trong phòng dịch Covid – 19 chúng ta không nên đưa tay lên mắt, mũi, miệng?