Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Vì sao áp tai lên đường ray có thể nghe tiếng xe lửa ở rất xa?

Muốn biết có xe lửa từ xa chạy đến hay không, người ta thường áp tai lên đường ray lắng nghe. Nếu nghe thấy âm thanh thì không lâu sau đó xe lửa sẽ xình xịch chạy đến. Đó là vì sao vậy? Hoá ra là điều đó có liên hệ với tốc độ truyền âm. Chúng ta biết rằng, sự lan truyền của âm chẳng những có tốc độ nhất định, mà trong môi trường khác nhau thì tốc độ đó cũng khác nhau. Ví dụ, trong không khí âm có thể truyền khoảng 340 m/s; trong nước nó đạt khoảng 1500 m/s, còn trong đường ray thì nhanh hơn nữa, khoảng 6000 m/s. Tốc độ xe lửa nói chung là 100 - 200 km/h, có nghĩa là trong khoảng 60 m/s, chậm hơn rất nhiều so với tốc độ truyền âm trong đường ray. Nếu ở cách chúng ta 6 km có một đoàn xe lửa chạy tới, cần phải có hơn 100 giây thì xe lửa mới chạy đến chỗ chúng ta; nếu đứng nghe thì phải gần 18 giây mới nghe thấy tiếng xe lửa; còn nếu áp tai lên đường ray thì chỉ cần khoảng 1 giây là có thể nghe thấy tiếng của xe lửa rồi. Hơn nữa, cường độ âm còn bị giảm trong quá trình truyền đi. Khi truyền trong không khí, âm toả ra tứ phía xung quanh, suy giảm rất nhanh. Khi bạn đứng nghe thấy tiếng xe lửa thì nó đã đến gần, vội vội vàng vàng thường gây ra thảm hoạ. Do sự truyền âm trong đường ray tốt hơn nên sự suy giảm của nó trong đường ray diễn ra tương đối chậm. Khi bạn áp tai lên đường ray nghe thấy tiếng của xe lửa, bạn liền biết xe lửa đang chạy tới. Khi ấy nó cách chúng ta còn rất xa, bạn sẽ được an toàn.

Trịnh Thị Nga
Giáo viên Vật lí - Trường Quốc tế Á Châu

SIU Review - số 135

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán