Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Vì sao cây sáo có thể thổi ra bản nhạc?

Các nhạc cụ như acmônica, viôlông, piano v.v... có thể tấu ra các bản nhạc, ta không cảm thấy kì lạ, vì trong acmônica có lưỡi gà, viôlông có dây đàn, trong piano có những dây thép thô, mảnh khác nhau. Chính sự dao động của các vật như lưỡi gà, dây đàn, dây thép v.v… đã phát ra các loại âm thanh, tấu ra các bản nhạc hay. Vậy một cây sáo bằng ống trúc, bên trong chẳng hề có thứ gì, chỉ có vài cái lỗ khoét trên ống, sao cũng có thể thổi ra bản nhạc nhỉ? Âm thanh là do vật dao động phát ra. Lưỡi gà, dây đàn hoặc dây thép dao động có thể phát ra âm. Cũng như vậy, khi chất lỏng và chất khí dao động cũng sẽ phát ra âm. Bên trong cây sáo là một cột không khí. Khi sáo được thổi, sẽ phát ra âm theo một tần số nhất định. Cột không khí càng dài, tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng thấp; cột không khí càng ngắn, tần số càng lớn, âm phát ra càng cao. Khi bạn thổi sáo, nếu bịt hết tất cả sáu cái lỗ, bên trong cây sáo tạo thành một cột không khí dài nhất, âm phát ra thấp nhất; nếu bạn lần lượt bỏ hở các lỗ cách lỗ thổi từ xa đến gần, cột không khí sẽ ngắn dần và âm phát ra cũng cao hơn. Cho nên, cây sáo tuy chỉ có 6 lỗ, nhưng ở trong tay người diễn tấu tài hoa, vẫn có thể thổi ra các bản nhạc réo rắt du dương cơ đấy!

Trịnh Thị Nga
Giáo viên Vật lí - Trường Quốc tế Á Châu

SIU Review - số 135

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán