Vì sao mồ hôi của Hà mã lại có màu máu?
Lý giải về điều đặc biệt này, theo Kimiko Hashimoto thuộc Đại học Dược Kyoto (Nhật Bản), trên thực tế, các chất dịch do hà mã tiết ra không phải mồ hôi cũng chẳng phải máu mà là một hỗn hợp của các sắc tố. Những sắc tố này có chức năng là chất chống nắng, kháng sinh cũng như giữ cho loài động vật này luôn mát mẻ. Hà mã có xu hướng tiết ra chất dịch này nhiều hơn khi chúng ở trên vùng đất khô cằn chứ không phải bơi dưới sông hoặc hồ, làm cho nhiều người cho rằng nó na ná mồ hôi. Nhóm nghiên cứu trên cũng đã thu thập chất dịch từ mặt và lưng của hai con hà mã Satsuki (cái) và Jiro (đực) tại Vườn thú Ueno ở Tokyo để nghiên cứu. Theo đó kết quả phân tích thành phần hoá chất của chúng và phân lập được hai sắc tố, một đỏ và một da cam. Họ đặt tên cho chúng là a-xít hipposudoric và a-xít norhipposudoric. Chính những hợp chất này làm cho hà mã có "dáng vẻ hồng hào". Chất dịch này còn có tác dụng bảo vệ hà mã khỏi các tia cực tím có hại. Ngoài ra còn có thể chống vi khuẩn gây bệnh cho "chính chủ".
Các tin khác
-
Useful collocations in writing - Từ kết hợp trong văn viết
-
Useful collocations about health - Những cụm từ hữu dụng về sức khỏe
-
Useful collocations about environment - Những cụm từ hữu dụng về môi trường
-
Useful collocations about education - Những cụm từ hữu dụng về giáo dục
-
Transition signals in writing - Các từ chuyển tiếp trong văn viết
-
Tại sao bệnh di truyền do gen lặn liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X ở người lại dễ được phát hiện hơn so với bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường?
-
Đột biến gen là gì? Có các dạng đột biến gen nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen
-
Thế nào là sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt? Trong các loài sau đây, loài nào hằng nhiệt, loài nào biến nhiệt: thằn lằn, thú mỏ vịt, gà gô trắng, nhím, sâu hại táo, ruồi nhà, cây lúa, nấm rơm.