Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Vì sao thực vật thủy sinh lại không bị thối rữa?

Thực vật thủy sinh hay còn gọi là thực vật sống được dưới nước. Chúng có thể sống hoàn toàn trong nước (nước ngọt hoặc nước mặn) như loài tảo biển. Hay sống trong môi trường đầm lầy, bùn ẩm ướt như sen, súng. Hầu hết các thực vật bị ngâm nước sẽ trở nên úng, bốc mùi thối rữa. Nhưng những thực vật thủy sinh lại hoàn toàn sống được trong môi trường nước. Nguyên nhân là chúng đã tự sản sinh cơ chế thích nghi, có thể “hấp thụ oxy trong nước”. Tại lớp vỏ rễ cây thuỷ sinh đều có những khoang rỗng tương đối lớn giữa các tế bào. Chúng thông với nhau thành một hệ thống dẫn khí. Đặc biệt hơn, biểu bì rễ cây là một lớp màng mỏng mờ đục. Chúng cho phép lượng oxy ít ỏi hoà tan trong nước thấm qua (thẩm thấu), vào trong rễ. Thông qua các khoang rỗng, oxy được phân tán khắp rễ, trực tiếp cung cấp dưỡng khí cho bộ phận này hô hấp. Một số thực vật thủy sinh có cấu tạo đặc biệt khác, để thích ứng với môi trường nước. Chẳng hạn như ngó sen có nhiều lỗ to nhỏ khác nhau. Ngó sen dù nằm sâu trong bùn nhưng vẫn sống bình thường nhờ tự do thở qua mặt lá.

Lê Thị Mỹ Duyên
Giáo viên Sinh học – Trường Quốc tế Á Châu

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán