Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tiểu học

Giáo dục tiểu học

Con bạn có cần liệu pháp điều trị bệnh chậm nói không?

Thấu hiểu những cột mốc tiêu biểu

Mỗi đứa trẻ phát triển ở tốc độ cá nhân khác nhau. Nhưng nếu bạn hiểu được sự phát triển của từng độ tuổi, bạn có thể phát hiện ra những vấn đề tiềm năng. Một số nguyên tắc tổng quát mà bạn có thể theo dõi là đứa trẻ 1 tuổi biết khóc, nói bập bẹ, và có khả năng tập trung vào giọng nói xung quanh. Khi trẻ 2 tuổi, trẻ phải đủ khả năng hiểu một số từ vựng và dùng chúng để nói một vài câu giao tiếp. Khi trẻ 4 tuổi, trẻ có một vốn từ vựng lớn, chúng có thể nói những câu ngắn, và phát âm khá hoàn chỉnh. Và khi trẻ 5 tuổi, trẻ có khả năng giao tiếp đơn giản, không nói lắp hay phát âm quá khác so với các bạn cùng trang lứa.

Một số nguyên nhân gây ra bệnh chậm nói

Giao tiếp dựa vào 3 yếu tố chính: nghe, nói và thấu hiểu. Vấn đề có thể xảy ra bởi vì một trong 3 yếu tố này có sự bất thường. Tuy nhiên, thông thường vấn đề trong phát âm chiếm đến 80% trong những ca chậm nói. Nếu con bạn gặp khó khăn trong việc thành lập từ ngữ và có dấu hiệu bệnh loạn vận ngôn, nói ngọng, nói chuyện bập bẹ, nói chuyện nặng giọng, hoặc nói chuyện lẩm bẩm, bạn nên thử liệu pháp điều trị bệnh chậm nói.

Tiếp nhận ý kiến bên ngoài

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ của con bạn, bảo mẫu, và những người thường ở cạnh trẻ về khả năng giao tiếp của con bạn.

Khi nào cần kiểm tra

Nếu bạn khi ngờ con bạn có vấn đề chậm nói, bạn hãy nhờ bác sĩ nhi khoa giới thiệu một nhà nghiên cứu về bệnh chậm nói. Họ sẽ có một buổi đánh giá chính thức và kiểm tra con bạn. Tiến trình đánh giá sẽ không diễn ra trong một căn phòng lạnh lẽo và những câu hỏi khó - các bài kiểm tra chậm nói được tiến hành với đồ chơi và trò chơi, và thỉnh thoảng phụ huynh có thể ở trong phòng để quan sát thông qua kính một chiều. Những phần kiểm tra bao gồm từ kỹ năng cơ thể cho đến kiến thức từ vựng và ngữ pháp. Phụ huynh thường được báo cáo kết quả khá nhanh và bản báo báo thường được gửi trong vòng một tuần sau buổi kiểm tra.

Một nhà trị liệu bệnh chậm nói có thể giúp con bạn tiến bộ rất nhanh. Nhưng bạn cũng có thể giúp thúc đẩy quá trình đó. Con bạn có thể được giao “bài tập về nhà” - các bài tập phát âm để luyện tập với phụ huynh mỗi ngày. Việc trị liệu sẽ mất thời gian. Nhưng trong trường hợp của con bạn, lợi ích bé nhận được là rất lớn: bé có vốn từ vựng dồi dào và có thể nói một cách trôi chảy.

Trần Bảo Tâm Nhật
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán