Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tiểu học

Giáo dục tiểu học

Xây dựng mối quan hệ gia đình thêm bền chặt

Có mối quan hệ tốt với gia đình sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương. Đây là những gì trẻ cần để học hỏi và phát triển.

Làm cha mẹ là một trong những công việc khó khăn nhất nhưng cũng hạnh phúc nhất. Đây không phải là việc mà bạn có thể thực hiện thành thạo ngay từ khi bắt đầu. Hầu hết các bậc phụ huynh đều cố gắng hết sức trong việc nuôi dạy con dù họ rất bận rộn với công việc, bạn bè, quản lý nhà cửa và nhiều việc khác.



Ảnh minh họa từ internet

Cải thiện mối quan hệ giữa phụ huynh với con và các thành viên khác trong gia đình là một việc rất đáng làm. Mối quan hệ gia đình tốt giúp ích rất nhiều cho trẻ:

  • Giúp trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương. Điều này rất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ.
  • Giúp khắc phục những khó khăn về cung cách ăn uống, ngủ nghỉ, học hành cũng như hành vi của trẻ.

Có rất nhiều việc mà ngay cả những bậc phụ huynh bận rộn nhất cũng có thể dễ dàng thực hiện để cải thiện mối quan hệ gia đình.

Dành nhiều thời gian bên nhau

  • Dành thời gian quây quần bên nhau, chẳng hạn như vào các bữa ăn, để con có dịp trò chuyện và chia sẻ niềm vui.
  • Có những cuộc trò chuyện riêng giữa các thành viên với nhau nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa các cá nhân.
  • Thường xuyên cùng nhau làm những việc thú vị.
  • Cùng nhau quyết định những việc cần làm để chuẩn bị cho những sự kiện đặc biệt, chẳng hạn như sinh nhật.

Giao tiếp theo hướng tích cực

  • Trò chuyện về mọi thứ (kể cả những việc khó khăn).
  • Tuyệt đối chú ý lắng nghe con.
  • Gợi mở để trẻ nói về cảm xúc (kể cả những cảm xúc tiêu cực).
  • Khuyến khích con bằng lời khen hơn là chỉ trích, chê bai.
  • Cùng nhau giải quyết các khó khăn.
  • Xử phạt con dựa trên tình yêu, sự kiên nhẫn và thấu hiểu.
  • Dùng lời nói và tình cảm để thể hiện lòng yêu thương, sự cảm kích và động viên con.

Tất cả những mối quan hệ tốt trong cuộc sống đều có một điểm chung nhất đó chính là kỹ năng giao tiếp tốt. Điều này phù hợp với cả những mối quan hệ ở nhiều nền văn hóa, tôn giáo và cấu trúc gia đình khác nhau.

Cùng làm việc nhóm

  • Đặt ra những quy định mà mỗi thành viên trong gia đình đều phải thực hiện.
  • Chia sẻ việc nhà với nhau.
  • Nghĩ đến nhu cầu của từng thành viên khi lên kế hoạch hoạt động cho cả gia đình.
  • Để trẻ tự đưa ra một vài quyết định (miễn là nằm trong chuẩn mực mà phụ huynh cho phép và phù hợp với trẻ).

Đánh giá cao sự đóng góp của từng thành viên

  • Quan tâm đến cuộc sống của nhau.
  • Để các thành viên cùng tham gia trò chuyện khi nói về những việc diễn ra trong ngày.
  • Hỗ trợ khi trẻ tham gia những sự kiện quan trọng chẳng hạn như ngày hội thể thao và các buổi biểu diễn văn nghệ ở trường.

Ngọc Trâm
Theo raisingchildren

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán