Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục trung học

Giáo dục trung học

Giúp trẻ online an toàn

Ngày càng nhiều trẻ em truy cập vào Internet để tìm kiếm thông tin và giải trí. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên dạy cho con mình những hiểu biết về web.



Cha mẹ có đầy đủ lý do để lo lắng về những gì con mình đang tìm kiếm. Chúng ta đều đã nghe những câu chuyện kinh hoàng về việc trẻ em gặp gỡ những kẻ lạ mặt đáng sợ quen qua mạng, bị nghiện Internet hay giấu diếm cha mẹ cho đến khi mọi chuyện vỡ lỡ...

Dưới đây là một số cách phụ huynh nên biết để giúp trẻ online an toàn:

  • Bạn nên trực tiếp dạy trẻ làm thế nào để sử dụng Internet một cách an toàn và có trách nhiệm, giải thích những gì nên xem và không nên xem, cho trẻ biết một cách chi tiết về các mối nguy hiểm tiềm ẩn. Cũng giống như việc dạy trẻ ăn làm sao cho đúng cách hay qua đường làm sao cho an toàn, bạn hãy giúp trẻ trở nên có trách nhiệm hơn khi online.
  • Hỏi xem trẻ muốn kiếm thông tin gì để bạn có thể đề xuất cho trẻ những trang web phù hợp. Cũng đừng quên dành chút thời gian để nghiên cứu về trang web nhé (vào Commonsense Media để xem xếp hạng và đánh giá về các trang web). YouTube cũng có trang an toàn, liệt kê chi tiết những vấn đề mà các bậc phụ huynh nên làm quen như tính bảo mật, những nội dung xấu và việc bắt nạt qua mạng (cyberbullying).
  • Hỏi trẻ đang xem những gì và ai là bạn thân của chúng. Dần dần, bạn hãy ngồi cạnh trẻ khi chúng online để biết con mình đang làm gì. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng truy cập mạng không phải là một điều riêng tư và chúng sẽ không thấy sợ khi cho bạn biết chúng đang tìm kiếm những gì.
  • Đảm bảo rằng con bạn biết cách phòng tránh những mối nguy hại khi online. Bảo trẻ tuyệt đối không chia sẻ các thông tin cá nhân như tên, trường học, địa chỉ nhà, hình ảnh hay mật khẩu với người lạ, cũng như không mở hộp thư hay các tập tin đính kèm từ các địa chỉ lạ vì đây sẽ là nguyên nhân khiến máy tính bị nhiễm virus.
  • Đặt máy tính có kết nối Internet ở vị trí trung tâm trong nhà. Giới hạn khoảng thời gian mà trẻ mà trẻ có thể truy cập mạng. Một số gia đình đặt ra nguyên tắc là trẻ chỉ có thể online sau khi đã làm xong bài tập về nhà, hoặc các gia đình khác chỉ cho con lên mạng một tiếng mỗi ngày.
  • Hầu hết các công cụ tìm kiếm đều cho phép bố mẹ xem lại những nội dung đã truy cập. Hãy thiết lập một chế độ tìm kiếm thân thiện với trẻ. Ví dụ như trên Google, bạn có thể nhấp vào nút “search settings” để cài đặt các chế độ tìm kiếm như lọc nghiêm ngặt (strict filtering) -  giúp ngăn chặn những hình ảnh và trang web nhạy cảm, lọc vừa phải (moderate) - chỉ lọc hình ảnh, hoặc chế độ không lọc (no filter). Yahoo cũng có các chức năng tương tự.
  • Báo ngay cho nhà cung cấp dịch vụ khi có những vấn đề đáng ngờ xảy ra. Bảo trẻ nói ngay với bạn khi chúng phát hiện có điều gì đó có thể gây nguy hiểm.
  • Trẻ em thường bắt chước những gì chúng ta làm. Vì vậy, cha mẹ cần phải suy nghĩ thật kỹ về những thói quen của mình. Bạn nên hạn chế thời gian ngồi trước màn hình và cảnh giác với những địa chỉ email không rõ ràng.
  • Cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi những nguy hiểm đang rình rập khi online là “đưa trẻ đến những nơi an toàn” trên Internet. Tận dụng các hoạt động giáo dục và vui chơi, tải nhạc hoặc chơi game tại một số trang web đáng tin cậy để bạn có thể làm quen với thế giới trực tuyến. Điều này không những giúp trẻ nhận thức đúng vấn đề mà còn giúp bạn kiểm soát tốt những gì mình đang làm.

Mỹ Hằng
Theo greatschools.org

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán