Trang chủ»Giáo dục

Giáo dục

Phương pháp giúp thanh thiếu niên tránh xa rắc rối trong cuộc sống

Chúng ta luôn nghĩ rằng các thanh thiếu niên thường dính đến rắc rối nhưng có lẽ bạn đã sai.

Phải thừa nhận rằng phần lớn các thanh thiếu niên có khuynh hướng cư xử “liều lĩnh”, và chúng dường như là thích thú với việc làm cho bằng được những chuyện đòi hỏi sự liều lĩnh, táo bạo không ai dám làm, tuy những hành vi gây phiền hà rắc rối như thế không đáng kể gì nhưng đó là những hành vi kiểu mẫu của các thanh thiếu niên.

Theo Neil Bernstein, một nhà tâm lý học lâm sàng và là tác giả của quyển sách “How to Keep Your Teen Out of Trouble” và “What To Do If You Can't”, thanh thiếu niên thường rơi vào những trạng thái ủ rũ, buồn bả chán nản vô cớ, và nỗi ám ảnh về những sự phê chuẩn. Tuy nhiên, nếu bạn đợi đến lúc những thiếu niên của bạn không thể dạy dỗ và kiểm soát được nữa ví dụ như chúng sa vào ma túy hay rượu chè thì đó thực sự là quá muộn cho bạn và con em của bạn. Đừng mong đợi sẽ có một phép lạ nào đó làm con bạn thức tỉnh. Bạn nên có trách nhiệm kiểm soát và dạy dỗ chúng ngay từ bây giờ.

Dưới đây là những cách làm thế nào để kiểm soát các thanh thiếu niên của bạn khiến chúng không dính vào những rắc rối:

Thiết lập những giới hạn

Ông Bernstein nói: “Các bậc cha mẹ cần phải thiết lập những giới hạn dành cho con em của mình, và khi con em của chúng ta còn nhỏ thì việc thiết lập giới hạn sẽ dễ dàng thực hiện hơn”. Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn luôn nghiêm khắc với những giới hạn mà bạn đưa ra vì khi những thanh thiếu niên của bạn biết được bạn không nghiêm khắc thì chúng sẽ ngầm phá hoại những giới hạn của bạn.

Luôn có những lý lẽ hợp lý

Hãy luôn giải thích một cách hợp lý những gì bạn yêu cầu, ông Berstein nói: “Khi con em của chúng ta ở tuổi trưởng thành, bạn không thể nói với chúng cha mẹ muốn con làm như thế là vì cha mẹ muốn thế”- chúng sẽ không bao giờ nghe lời dạy dỗ của bạn. Tạo ra những cấm cản và những quy tắc không hợp lý có nghĩa là bạn chưa sẵn sàng tiếp cận để hiểu về con em của bạn và chúng cũng sẽ cư xử như thế với bạn.

• Đàm phán

Các thanh thiếu niên của chúng ta sẽ rất thích thú khi có vai trò trong quá trình tuân theo quy luật và được nhận những đặc quyền và điều đó không có gì là sai trái cả. Tuy nhiên, bạn phải chắc chắn rằng bạn phải lèo lái quy trình đó một cách hợp lý, và bạn phải để cho con em của mình thấy được rằng không có một chút ràng buộc gì cả vì chúng đã trưởng thành và xứng đáng được nhận sự tự do. Hãy nghĩ đến các đặc quyền của các thanh thiếu niên của chúng ta như là một cái thang: khi chúng lớn lên, hãy cho chúng thấy rằng chúng phải có trách nhiệm, và lúc đó chúng ta sẽ nâng đặc quyền của chúng lên một nấc thang, cho chúng quyền được sử dụng điện thoại hoặc Internet, hoặc là để chúng có quyền đàm phán lựa chọn đặc quyền cho chúng. Tuy nhiên, nếu chúng thể hiện chúng chưa có trách nhiệm thì chúng ta nên hạ đặc quyền của chúng xuống một nấc thang và chúng ta cũng cần phải giải thích với chúng tại sao chúng ta lại hạ bậc chúng như thế.

Giao tiếp

Theo như  Bernstein thì giao tiếp là điều tối quan trọng mà các bậc phụ huynh nên làm thật tốt với con em của mình. Giao tiếp với con cái bằng cách mở lòng ra với chúng là một cách tuyệt vời nhất. Bernstein đề nghị là chúng ta nên tiếp cận con em của chúng ta “đúng thời điểm” và đừng cố giao tiếp với chúng khi chúng đang giận dữ, bận rộn, hay mệt mỏi. Ông cũng đề nghị hãy bắt đầu cuộc nói chuyện “một cách tích cực”, cố gắng bắt đầu câu chuyện bằng cách pha trò vui nhộn hay là khen ngợi chúng vì những điều đúng đắn chúng đã từng làm. Và hãy nhớ đừng bao giờ bắt đầu câu chuyện với chúng với câu nói “chúng ta cần nói chuyện”.

Hầu hết đối với các thanh thiếu niên có những cư xử bốc đồng như thế chỉ là một dấu hiệu bình thường của tuổi mới lớn. Nếu con em của bạn có những hành vi không thể kiểm soát được thì bạn cũng không cần thiết phải xử lý một mình. Hãy liên lạc với những tư vấn viên của nhà trường để có được những lời khuyên bổ ích, bạn cũng có thể nhờ họ theo dõi sát sao những hành vi cư xử của con em bạn tại trường và thông báo cho bạn biết từng chi tiết.

Trần Đình Phú
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán