Trang chủ»Giáo dục

Giáo dục

Tác động tích cực từ xung đột trong gia đình đến trẻ nhỏ

Các nghiên cứu cho thấy xung đột trong hôn nhân có thể mang lại tác động tích cực đến mối quan hệ trưởng thành sau này của con bạn.



Ảnh: platinumplusinspections.com

Sự thật là khi bạn cố gắng tạo ra một mối quan hệ hoàn toàn không có xung đột, ngược lại sẽ làm mối quan hệ trở nên không lành mạnh. Và phải nói rằng, điều đó thực tế là không thể.

Theo một chuyên gia về hôn nhân - Tiến sĩ John Gottman nói: “Một số xung đột là cần thiết để giúp các cặp vợ chồng loại bỏ hành động và đối xử với nhau mà có thể gây tổn hại cho hôn nhân về lâu dài.” Về cơ bản, mối quan hệ của một cặp vợ chồng chỉ phát triển khi hai người thành công trong việc hòa hợp những khác biệt không thể tránh khỏi xảy ra trong quá trình chung sống.

Vì vậy, một khi bạn chấp nhận rằng cuộc xung đột hôn nhân là một quy định, làm thế nào để bạn khiến nó thực sự trở thành một kinh nghiệm tích cực cho con mình?



Ảnh: depositphotos.com

Bước đầu tiên là đặt ra một số quy tắc cơ bản: không la hét, không gọi tên và không xô xát. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bất kỳ yếu tố trên đều làm gia tăng căng thẳng ở trẻ, có thể gây ảnh hưởng hành vi thậm chí đến tận tuổi trưởng thành.

Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2014 của nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Rollins - Tiến sĩ Lindsey Aloia, tìm ra rằng những người trưởng thành có kinh nghiệm với các cuộc tranh cãi của bố mẹ và những thành viên khác trong gia đình (với các quy tắc cơ bản) khi còn bé thực sự đã có phản ứng thấp hơn với căng thẳng khi giải quyết xung đột hiện tại với bạn đời của họ. Dưới đây là những lý do tích cực của việc tranh cãi trước mặt trẻ.



Ảnh: celiac.org

1. Khi con bạn xem bạn thể hiện sự tức giận một cách lành mạnh, nó mang lại cho chúng công cụ tích cực để xử lý những cảm xúc mạnh mẽ của chúng.

Thật tuyệt nếu tất cả các bậc cha mẹ đều có thể hiểu được để nói rằng “Con ĐƯỢC QUYỀN tức giận, nhưng KHÔNG ĐƯỢC đánh hoặc hét vào mặt anh chị em hay bạn của mình. Thay vào đó, hãy đi ra ngoài và đấm vào gối của con.”

Lần tới khi bạn bắt đầu cảm thấy “lên máu” với bạn đời và có đôi mắt bé nhỏ đang nhìn mình, bạn có thể làm điều đó. Nhưng hãy chắc chắn đồng thời đưa ra một bài học bằng lời nói bằng cách nói điều gì đó như là: “Giờ em/anh đang rất tức giận. Em/anh nghĩ chúng ta nên chờ một lát và tiếp tục vấn đề này khi cả hai cảm thấy bình tĩnh hơn.”



Ảnh: sheknows.com

2. Bạn đang làm mẫu những kỹ năng giải quyết mâu thuẫn lành mạnh.

Khi quen với việc giải quyết xung đột, bạn sẽ học được các giai đoạn có thể dự đoán được của mâu thuẫn, giúp ích cho bạn khi đối phó với những bất đồng ở nhà, nơi làm việc hay ở bất cứ nơi đâu.

Tóm lại, các giai đoạn liên tiếp từ nhận thức được mâu thuẫn, trải qua từng bước, thông qua sự lo lắng và căng thẳng, nóng nảy của khoảnh khắc đó và “hậu quả” - hoặc giải quyết hoặc là “giải tán”.

Đôi khi, nếu bạn thực sự may mắn, bạn có thể trải qua tất cả các giai đoạn một cách nhanh chóng và tương đối nhẹ nhàng với bạn đời của mình - một ví dụ đáng yêu cho những đứa trẻ.

Tuy nhiên, đôi lúc bạn sẽ phải tự bình tâm và giải quyết vấn đề. Trong trường hợp đó, bạn chắc chắn có thể nói với con của mình rằng: “Ba mẹ đã có một cuộc nói chuyện suốt đêm qua cùng một cái ôm hôn sáng nay... Ba mẹ đã cảm thấy tốt hơn nhiều sau cuộc chiến ngày hôm qua.”



Ảnh: hubspot.net

3. Chứng kiến ba mẹ giải quyết tích xung đột một cách tích cực tạo ra cảm giác an toàn và khả năng phục hồi cho con bạn.

Các nghiên cứu cho thấy trẻ em ở mọi lứa tuổi, bắt đầu từ thời thơ ấu, là những chuyên gia nhận biết về giọng nói, ngôn ngữ cơ thể và cảm xúc ngầm giữa những người lớn xung quanh chúng.

Trong quyển sách của mình “Mâu thuẫn trong hôn nhân và trẻ em: Quan điểm về an toàn cảm xúc”, nhà tâm lý học Tiến sĩ E. Mark Cummings nói rằng “Những xung đột thường xuyên, không được giải quyết sẽ dần làm mất đi sự tự tin của một đứa trẻ, gây ra nỗi buồn, lo lắng, và nỗi sợ hãi cho trẻ em ở mọi lứa tuổi.”

Tương tự như vậy, khi bạn hòa thuận với vợ/chồng của mình, cảm giác an toàn của con bạn sẽ sâu sắc hơn và chúng có thể tự tin khám phá và tìm hiểu về thế giới của mình. Đó là một sự ủng hộ khá lớn đối với việc thực hành giải pháp đầy trách nhiệm và yêu thương đối với mâu thuẫn phải không?



Ảnh: womensweekly.com.sg

4. Nếu bạn đang xử lý các mâu thuẫn trong mối quan hệ một cách có trách nhiệm, con của bạn cũng sẽ có thể xử lý căng thẳng tốt hơn trong mối quan hệ khi trưởng thành của chúng.

Điều này mang lại cho chúng tôi về lại nghiên cứu năm 2014 của Aloia mà được đề cập lúc đầu. Sau khi phỏng vấn 50 cặp vợ chồng trẻ về chuyện tranh cãi trong gia đình, các nhà nghiên cứu sau đó đã đo mức cortisol - hoóc môn stress - trong các mẫu nước bọt sau khi các cặp vợ chồng được yêu cầu thảo luận về điều gì đó gây ra xung đột trong mối quan hệ hiện tại của họ.

Những người từ sớm đã được chứng kiến những cuộc xung đột ở nhà có mức cortisol thấp hơn trong những cuộc thảo luận được theo dõi, dẫn đến kết luận từ sự quan sát của Aloia rằng “những trải nghiệm về xung đột có thể có lợi, bằng cách làm giảm căng thẳng và tránh xung đột leo thang, giảm sự e ngại trong trao đổi và đóng góp vào sự gần gũi trong mối quan hệ”.



Ảnh: fhanewsblog.com

Bây giờ, khi bạn cân nhắc làm thế nào bạn có thể kết hợp các ý tưởng này vào cuộc hôn nhân của mình, đây là mẹo cuối cùng mà từ một trong những bài viết tuyệt vời. Tác giả, Tiến sĩ Diana Divecha, một nhà tâm lý học phát triển, liên kết với Trung tâm Yale về Trí tuệ cảm xúc, đã chia sẻ điều này: “Khi con gái chúng tôi học mẫu giáo và xuất hiện đầy lo lắng giữa những lúc bất đồng của chúng tôi, chồng tôi và tôi sẽ mỉm cười, trấn an chúng bằng mật mã đặc biệt của chúng tôi, tôi để ngón tay của tôi cách nhau một inch và nhắc nhở chúng rằng cuộc tranh cãi to chừng này, nhưng tình yêu thì lớn chừng này và tôi dang hai tay một cách rộng mở.”

Minh Tâm Huỳnh
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán