Trang chủ»Khoa học - Công nghệ

Khoa học - Công nghệ

Ô nhiễm rác thải nhựa ở vùng ven biển

Sự ô nhiễm các hạt vi nhựa tại bờ biển, ao hồ và các kênh rạch trong trung tâm thành phố đạt đến mức độ nghiêm trọng với 100 hạt nhựa được tìm thấy trong 1 mét khối - cao hơn gấp 5 lần so với những nơi ô nhiễm vi nhựa trung bình trên thế giới.



Các hạt vi nhựa được nhìn thấy bằng kính hiển vi tại phòng thí nghiệm - Ảnh: TS. Trịnh Đăng Mậu

Bản báo cáo của một nhóm các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu chuyên ngành sinh vật học đến từ Đại học Sư phạm Đà Nẵng và TS. Emilie Strady đến từ Pháp được cho xuất bản sau 2 năm điều tra bãi biển, các ao hồ và kênh rạch trong thành phố từ năm 2018.

Bản báo cáo, được xuất bản bởi Marine Pollution Bulletin vào tháng 10, tiết lộ khoảng 99% các mảnh vi nhựa đến từ sợi tổng hợp và lưới đánh cá trôi lênh đênh trong đại dương.

TS. Trịnh Đăng Mậu cho biết đó là cuộc điều tra đầu tiên về ô nhiễm hạt vi nhựa tại Đà Nẵng trước khi mở rộng cuộc nghiên cứu này ra các tỉnh ven biển miền Trung từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định trong nỗ lực đánh giá mức độ ô nhiễm nhựa.

Ông cho biết sợi tổng hợp chiếm 99,2% các loại vi nhựa trong các mẫu trầm tích ở hai độ sâu nhất định (tại 5 cm và từ 5cm đến 10 cm) tại 8 khu vực khác nhau dọc theo toàn bộ đường bờ biển của thành phố.

Báo cáo đã tiết lộ một số lượng lớn sợi tổng hợp (81,9%) có kích thước từ 300 đến 2.600 micromet, có thể gây ra mối đe dọa đối với hệ sinh vật biển và sức khỏe con người.

Ông Mậu cho rằng các mảnh vi nhựa được tìm thấy trong lớp trầm tích ở một vài hồ nước và kênh Phú Lộc thậm chí cao hơn với 14.000 mảnh mỗi ký đất trầm tích.

Trong khi đó, 3.800 mảnh vi nhựa chứa trong 1 mét khối nước thải chưa qua xử lý rò rỉ từ bãi rác của thành phố, ông nói.

“Điều này thật sự đáng báo động, và thành phố cần hành động quyết liệt để giải quyết vấn nạn ô nhiễm hạt vi nhựa,” ông Mậu cho biết.

“Tuy nhiên, tiêu chuẩn về ô nhiễm vi nhựa vẫn chưa được cơ quan môi trường thành phố công bố trong việc xác định mức độ ô nhiễm nhựa.”

“Sự ô nhiễm các hạt vi nhựa sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn của các loài hải sinh và hệ sinh thái tại các đầm phá, ao hồ, cửa sông và đại dương.”

Ông Võ Văn Minh, một thành viên của nhóm, nói rằng nhiều cuộc nghiên cứu và điều tra sẽ được thực hiện trong tương lai để tìm kiếm sự ô nhiễm hạt vi nhựa trong không khí, thực phẩm và các loài hải sinh.

Ông cho biết các báo cáo khoa học chính xác của nhóm sẽ giúp chính quyền địa phương trong khu vực thay đổi chính sách bảo vệ môi trường tốt hơn và loại bỏ sản phẩm nhựa độc hại trong tiêu dùng cũng như túi và ống hút nhựa sử dụng một lần.

Ông Minh cho biết nhóm đề xuất xây dựng các giải pháp kiểm soát ô nhiễm nhựa bao gồm các trạm quan trắc không khí và thử nghiệm mẫu nước.

Đà Nẵng vẫn chưa xây dựng các quy định hiệu quả trong việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng đối với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, trong khi một nhà máy xử lý chất thải rắn vẫn đang được quy hoạch.

Theo một cuộc khảo sát gần đây của Greenhub, một tổ chức phi chính phủ, thành phố thải ra 1.000 tấn rác thải mỗi ngày, trong đó hơn 22% là nhựa.

Thành phố đã phát triển 11 kho xử lý rác thải (DEPO) để tái chế 890 tấn giấy tái chế mỗi tháng, trong khi 800 người thu gom rác giúp phân loại rác tái chế.

Ít nhất 3.000 tấn rác từ biển đã trôi dạt vào các bãi biển của thành phố sau bão và lũ lụt vào năm 2020.

Quận Thanh Khê đã đồng ý cam kết đô thị ít nhựa hơn với World Wild Fund-Vietnam, và các doanh nghiệp tại Chợ Hàn trong thành phố đã bắt đầu áp dụng 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế).

Thành phố đặt mục tiêu hạn chế lượng rác thải đổ ra bãi rác xuống dưới 20% tổng lượng rác thải hàng ngày.

Vân Anh
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán