Trang chủ»Kinh tế

Kinh tế

Anh Quốc rời khỏi Liên minh Châu Âu?

Ngày 23/6/2016, Vương quốc Anh sẽ giải quyết một câu hỏi cho nền chính trị Anh là đất nước vẫn còn trong Liên minh Châu Âu, hoặc sẽ rời khỏi tổ chức và đi một mình. Rời khỏi EU là việc mà không một quốc gia nào đã từng làm trước đó, vì vậy không ai có thể dự đoán được kết quả chính xác của quyết định này.

Rời bỏ EU sẽ giúp Anh tiết kiệm một khoản đóng góp phí thành viên khá lớn vào ngân sách của EU. Những người cổ vũ Anh rời khỏi EU tranh luận rằng việc này có thể giúp tiết kiệm hàng tỷ USD phí thành viên, giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn các tuyến biên giới và giải phóng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Anh khỏi các quy định của EU. Nhóm những người có tư tưởng này đã không ngừng lớn mạnh, đến độ trong cuộc tranh cử năm 2013, Thủ tướng David Cameron cam kết sẽ tiến hành trưng cầu dân ý về tương lai của Anh tại EU nếu đắc cử nhiệm kỳ hai.



Thủ tướng David Cameron

Năm 2015, Anh trả 13 tỷ Euro và nhận được 4,5 tỷ Euro giá trị của chi tiêu, đóng góp ròng của Anh là 8,5 tỷ Euro/ năm, chiếm khoảng 7% ngân sách chính phủ hỗ trợ Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) mỗi năm. Kịch bản xấu nhất trong trường hợp "Brexit" xảy ra, tức là khi Anh không được hưởng những ưu đãi thương mại như khi là thành viên EU cộng thêm năng suất lao động giảm khi đầu tư của các doanh nghiệp giảm sút, thì mỗi hộ gia đình Anh ước tính trung bình có thể sẽ thiệt hại tới 2.000 bảng (2.440 USD) trong dài hạn. Liệu rằng những lợi thế về tài chính khi còn là thành viên của EU như tự do thương mại, vốn đầu tư từ bên ngoài vào Anh có lớn hơn những cái giá phải trả trước mắt. EU là một thị trường duy nhất không có thuế quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Hơn 50% hàng xuất khẩu của Anh đi đến các nước EU. Anh cũng được hưởng lợi từ những giao dịch thương mại giữa EU và các cường quốc khác. EU hiện đang đàm phán với Hoa Kỳ để tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới và điều này sẽ rất có lợi cho doanh nghiệp Anh. Anh có nguy cơ mất đi một số quyền đàm phán nếu rời khỏi EU, nhưng bù lại nước này sẽ được tự do thiết lập các thỏa thuận thương mại của riêng mình.

Tuy nhiên Lãnh đạo Đảng Độc lập (UKIP) Nigel Farage tin Anh có thể làm theo cách của Na Uy, trong đó vẫn có quyền đàm phán trong thị trường chung nhưng không bị ràng buộc bởi luật lệ của EU về các lĩnh vực như nông nghiệp, tư pháp và nội vụ…Theo tờ The Economist, Anh vẫn còn bị ràng buộc bởi hầu như tất cả các quy định của EU. Eurosceptics (những người theo chủ trương nghi ngờ, phản đối Liên minh Châu Âu) cho rằng đại đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Anh nếu rời khỏi EU sẽ bị hạn chế bởi gánh nặng rất lớn về thuế quan, thời gian… từ các nước EU và các nước khác. Pháp cho rằng việc Anh rời khỏi EU sẽ để lại nhiều hệ quả. Tổng thống Barack Obama đã kêu gọi nước Anh ở lại trong Liên minh Châu Âu. Ông cảnh báo rằng một cuộc bỏ phiếu để rời khỏi EU của nước Anh ít có khả năng giải quyết vấn đề khủng bố, cuộc khủng hoảng di cư và bất kỳ cú sốc kinh tế nào trong nền kinh tế toàn cầu. Ông Obama cũng cho biết nước Anh sẽ "xếp phía cuối hàng" trong những thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ nếu rời khỏi EU. "Liên minh Châu Âu không tiết chế tầm ảnh hưởng của Anh mà mở rộng nó hơn. Hoa Kỳ nhận thấy tiếng nói mạnh mẽ của EU, đảm bảo Châu Âu có một lập trường mạnh mẽ trên thế giới, khiến khối hướng ngoại hơn và liên kết chặt chẽ với các đồng minh ở bên kia Đại Tây Dương", ông Obama phát biểu vào ngày 22/4. 



Vương quốc Anh với vị thế là một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới sẽ bị đe dọa nếu không còn được xem như là một cửa ngõ vào EU của các ngân hàng Hoa Kỳ và thế giới, trong khi Brexit cho rằng Anh có thể phát triển nền kinh tế theo phong cách Singapore. Việc lo ngại Anh có thể không còn được xuất khẩu miễn thuế sang Châu Âu sẽ khiến doanh thu giảm, đặc biệt là các ngân hàng và doanh nghiệp sẽ chuyển trụ sở trở lại EU. Tuy nhiên, trường hợp xấu nhất có thể có lợi cho sự ra đi của một trong những nền kinh tế lớn nhất của EU là sẽ kiểm soát tài chính và thúc đẩy phong trào dân túy chống EU ở các nước khác. Điều này sẽ có thể dẫn đến "sự sụp đổ của các dự án Châu Âu" và Anh sau đó sẽ được xem như là một nơi trú ẩn an toàn trước những rủi ro, thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy đồng bảng Anh,…

Theo luật của EU, Anh không thể ngăn chặn bất cứ ai từ một nước thành viên đến sống ở Anh, ngược lại Anh được hưởng lợi từ quyền tương đương để sống và làm việc bất cứ nơi nào khác ở EU. Kết quả là có một sự gia tăng lớn người nhập cư vào Anh, đặc biệt là từ phía Đông và Nam Châu Âu. Theo thống kê quốc gia, có 942.000 người Đông Âu, Romania và Bulgaria làm việc tại Anh, cùng với 791.000 Tây Âu và 2.930.000 công nhân từ bên ngoài EU trong đó Trung Quốc và Ấn Độ lớn nhất. Số lượng dân nhập cư tăng dẫn đến một số khó khăn trong vấn đề nhà ở và cung cấp dịch vụ, nhưng cũng thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng tích cực. Ngược lại, Farage cho rằng nên hạn chế người nhập cư và rời khỏi EU là cách duy nhất để "lấy lại quyền kiểm soát biên giới". Thủ tướng David Cameron nói rằng ông đã đàm phán với các thành viên EU là Anh sẽ giảm nhập cư. Hiệu quả của việc Anh rời EU phụ thuộc vào tương tác phức tạp của các yếu tố thương mại, đầu tư và xuất nhập cảnh. Nếu thương mại và đầu tư giảm sau Brexit, 3 triệu việc làm có thể bị mất. Sự sụt giảm trong nhập cư sẽ dẫn đến các vấn đề là tăng thêm việc làm cho công dân Anh, nhưng tình trạng thiếu lao động bên ngoài Anh có thể khiến nền kinh tế giảm tiềm năng tăng trưởng.

Theo Outers, ở lại EU sẽ cho phép Anh thiết lập lại chính trị như một quốc gia thực sự độc lập với các kết nối với phần còn lại của thế giới. Theo The Economist “Nếu Brexit diễn ra, Anh sẽ lấy lại quyền kiểm soát và sẽ tìm thấy chính mình, và Anh sẽ vẫn là một thành viên của NATO và Liên Hiệp Quốc, nhưng có thể được coi là một đối tác ít quan trọng của đồng minh”. Theo The Guardian, Chính phủ Hoa Kỳ lo ngại rằng "EU sẽ phải đối mặt với những hậu quả cho toàn bộ lục địa nếu Anh rời EU". EU là một trụ cột quan trọng đối với an ninh của Anh đặc biệt là tại thời điểm bất ổn ở Trung Đông và thế giới. Bộ trưởng Quốc phòng Michael Fallon cũng đã cho biết những lợi ích từ việc Anh là một thành viên của Liên minh Châu Âu, cũng như NATO và Liên Hợp Quốc. 

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã yêu cầu các ngân hàng lớn trong khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) chuẩn bị sẵn kế hoạch khẩn cấp trong trường hợp Anh rời khỏi EU. Trong khi đó, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Quốc gia (NIESR) - viện nghiên cứu độc lập lâu đời nhất của Vương quốc Anh vừa đưa ra lời cảnh báo về các cú sốc mà “xứ sở sương mù” sẽ phải đối mặt nếu rời Liên minh Châu Âu (EU) sau cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên vào ngày 23/6 tới. Ngày 29/3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew cảnh báo việc nước Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Anh, Châu Âu và cả thế giới. Thủ tướng Anh David Cameron ngày 9/5 lên tiếng cảnh báo nguy cơ xảy ra chiến tranh sẽ gia tăng nếu nước này rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU), đồng thời bày tỏ quan ngại London sẽ "phải trả giá đắt" nếu quay lưng lại với liên minh 28 quốc gia thành viên này. Cuộc trưng cầu ý dân được tiến hành ngày 19/4, phe "ở lại" giành được 52% số phiếu, tăng 3 điểm so với ở cuộc thăm dò trước đó của tổ chức ORB, trong khi phe "rời EU" giành được 43% số phiếu, giảm 5 điểm so với cuộc thăm dò trước đó. Cuộc thăm dò cũng cho thấy tỷ lệ những người nói rằng phe "ở lại" đang triển khai chiến dịch vận động tốt hơn cũng tăng 5 điểm lên 39%, trong khi tỷ lệ những người cho rằng phe ủng hộ nước Anh rời EU triển khai chiến dịch vận động tốt hơn đã giảm 10 điểm xuống 25%. Kết quả sẽ có vào ngày 23/6/2016.

Sung Tích
(Tổng hợp)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán