Trang chủ»Kinh tế

Kinh tế

Chuyển bại thành thắng trong kinh doanh

Khi bắt đầu khởi nghiệp, bạn thường tưởng tượng ra những viễn cảnh tươi đẹp chẳng hạn như giành được giải thưởng vì những dự án mang tính đột phá, đạt được kết quả khả quan dẫn đến sự thăng tiến và luôn có nhiều ý tưởng sáng tạo để giải quyết vấn đề. Nhưng khi mọi việc không đi đúng hướng, bạn không nhận được bất kỳ sự thăng tiến nào, dự án thì thất bại và bạn thậm chí có thể bị sa thải. Một số người nghĩ rằng tất cả đã chấm hết nhưng đừng bao giờ để những thử thách ngăn cản con đường tiến đến thành công bởi vì bạn có thể đạt được những điều tốt đẹp hơn nếu biết vượt qua thất bại.

Thất bại, sự linh hoạt và thành công

Theo một bài báo trên Wall Street Journal, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra rằng mỗi sai lầm tạo ra hai phản ứng khác nhau trong não. Tín hiệu thứ nhất là không có chủ tâm. Tín hiệu thứ hai là có chủ tâm, tín hiệu này xảy ra khi chúng ta suy nghĩ đến các sai lầm đã mắc phải và những kết quả đáng thất vọng từ chúng.   

Khi thất bại xảy ra và tín hiệu đầu tiên mạnh hơn thì đây thực sự là một dấu hiệu tốt. Những người linh hoạt thường sẽ có những trải nghiệm tốt hơn. Những người có tư tưởng linh hoạt tin rằng họ sẽ học được rất nhiều từ thất bại. Họ cũng tin rằng mình sẽ đạt được kết quả tốt hơn trong bất cứ chuyện gì nếu biết đầu tư thời gian và công sức.

Khi gặp thất bại, hãy hỏi bản thân mình đã làm gì và đã thực sự làm tốt chưa, nếu chưa hãy nỗ lực nhiều hơn nữa để đảm bảo thành công sẽ đến với bạn.  

Không bao giờ sợ thất bại

Đây là bài học mà bạn phải áp dụng cho những thất bại tiếp theo. Biết học hỏi từ những sai lầm của mình, bạn sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trong công việc.

Bây giờ hãy tưởng tượng rằng bạn đã bị sa thải. Bạn cảm thấy rất buồn nhưng sau đó nhận ra rằng mình bị sa thải có thể là vì không biết tạo mối quan hệ chiến lược với đồng nghiệp và không ai có thể bảo vệ bạn. Bạn tìm được công việc mới và không mắc sai lầm đó thêm một lần nào nữa.

Nhiều năm sau, bạn được đề cử giải thưởng Giám đốc tài chính của năm. Giành được một giải thưởng danh giá là điều rất đáng tự hào nhưng quan trọng nhất là bạn đã biết nỗ lực và học hỏi từ thất bại của chính mình để vươn đến thành công. Trong kinh doanh, việc bắt đầu như thế nào không quan trọng, điều quan trọng nhất là bạn có hoàn thành được công việc của mình hay không. 

Trần Đình Phú
(Lược dịch từ allbusiness.com)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán