Trang chủ»Kinh tế

Kinh tế

Cổ phiếu Châu Á tăng nhẹ sau khi mọi chú ý chuyển từ khủng hoảng bất động sản sang đàm phán Mỹ-Trung

Hầu hết các cổ phiếu tại Châu Á tăng điểm hôm 16 tháng 11 khi khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc hạ nhiệt và các nhà đầu tư chuyển qua quan sát cuộc đàm phán giữa Tổng thống Mỹ - Joe Biden và lãnh đạo Tập Cận Bình của Trung Quốc.



Ảnh: REUTERS/Kim Kyung-Hoon

Theo MSCI thì chỉ số mặt bằng chung cổ phiếu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trừ Nhật (CA-TBD) (.MIAPJ0000PUS) tăng 0,27%, đạt đỉnh cao nhất trong 2,5 tuần; trong khi chỉ số Nikkei (.N225) tăng thêm 0,39%.

David Chao, nhà chiến lược kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Công ty Invesco cho biết: “Các nhà đầu tư sẽ theo dõi sát sao cuộc đàm phán Tập Cận Bình - Biden đầu tiên để xem quan hệ căng thẳng giữa hai nước có hạ nhiệt hay không. Tuy đột phá là chuyện gần như chắc chắn không xảy ra, cuộc gặp mặt vẫn là một bước tiến triển tích cực.”

Chao cũng cho biết dữ liệu vượt xa kỳ vọng được Trung Quốc công bố hôm 15 tháng 11 cũng có nhiều tác động tích cực lên các thị trường chứng khoán Châu Á.

Các cổ phiếu cao cấp tại Trung Quóc (.CSI300) tăng 0,4% và điểm chuẩn cổ phiếu Hong Kong (.HSI) cũng tăng 0,7% nhờ khu vực bất động sản.

Chỉ số HSMPI tăng đến 3%. Trong khi đó, cổ phiếu Kaisa (2168.HK), một đơn vị của Tập đoàn bất động sản Kaisa (1638.HK) hiện còn vướng vào khủng hoảng, tuột 14% lúc kết phiên, sau khi đơn vị này cho biết vấn đề thanh khoản nợ của công ty mẹ sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị.

Tại Mỹ, chỉ số E-mini S&P 500 tăng 0,11% trong khi Nasdaq tăng 0,11%. Wall Street kết thúc phiên giao dịch với ít biến động khi cổ phiếu khu vực công nghệ giảm trong khi tiền đổ vào tài chính lại tăng.

Điểm chuẩn của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ tăng 5 điểm cơ bản, lên mức cao nhất trong 3 tuần vào ngày 15 tháng 11, khi các công ty lo bán đi nợ trước khi khả năng thanh khoản giảm trong kỳ lễ và trước đợt bán trái phiếu 20 năm của chính phủ Mỹ diễn ra vào ngày 17 tháng 11.

Mức tăng này cũng giúp đồng đô-la đạt đỉnh cao nhất so với các ngoại tệ khác trong vòng 16 tháng trở lại đây.

Đánh giá của các nhà đầu tư trước hàng loạt phản ứng khác nhau của các ngân hàng trung ương đối với lạm phát diện rộng cũng ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ.

Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu, hôm 15 tháng 11 vừa qua bác chính sách thắt chặt tiền tệ, cho rằng nếu chỉ vì muốn kiểm soát lạm phát mà làm vậy thì sẽ chặn đứng tiến độ phục hồi kinh tế khu vực Châu Âu. Đồng euro theo đó tụt xuống gần mức thấp nhất trong vòng 16 tháng trở lại đây, tương đương 1,354 USD. Bảng Anh chạm đáy so với một năm trở lại, xuống còn 1,3359 USD. Trong khi đó đồng đô-la đổi được 114,17 yên Nhật, thấp hơn mức cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây là 114,69, được lập vào tháng 10.

Một nhân tố khác giúp đồng đô-la tăng giá là các dữ liệu mới công bố. Chúng cho thấy nền kinh tế Mỹ phục hồi mạnh, ngược lại với quan điểm Cục Dự trữ cho rằng áp lực giá sẽ không phải vấn đề dài hạn, làm dấy lên suy đoán rằng lãi suất cho vay sẽ được nâng cao sớm hơn kỳ vọng.

Cuối phiên ngày 16, số liệu bán lẻ, thương mại, và sản xuất công nghiệp trong tháng 10 tại Mỹ cũng sẽ đến hạn công bố, đưa thêm một tín hiệu mới về tình hình sức khoẻ của nền kinh tế Mỹ.

Ở thị trường dầu khí, dầu thô tại Mỹ tăng 0,37%, đạt 81,18 USD/thùng; dầu thô Brent cũng tăng 0,5%, đạt mức 82,48 USD/thùng. Giá vàng vẫn ổn định ở mức 1.862 USD/ounce, giảm một chút so với mức cao nhất trong vòng 5 tháng trở lại là 1.870 USD/ounce, được lập vào ngày 15.

Huỳnh Trọng Nhân
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán