Trang chủ»Kinh tế

Kinh tế

Làm thế nào các cửa hàng tạp hóa có thể giữ lợi thế trước các chuỗi bán lẻ?

Mặc dù nằm trên cùng một con đường với ba cửa hàng tiện lợi nhưng cửa hàng tạp hóa của anh Nguyễn Ngọc Dũng trên đường Yên Thế, quận Tân Bình, TP.HCM luôn đông khách, đặc biệt là vào giờ cao điểm.



Một cửa hàng tạp hóa ở quận Tân Bình, TP.HCM - Ảnh dantri.com.vn

Chị Trần Hạnh Hương, một người dân sống gần đó cho biết chị mua sắm hầu như mọi thứ cần thiết cho gia đình mỗi ngày như xà phòng, dầu ăn, mì ăn liền, dầu gội và khăn giấy từ tiệm tạp hóa này.

Khi được hỏi lý do tại sao chị thích mua sắm ở đây, chị cho biết: “Thật thuận tiện khi mua trong khi giá cả thấp hơn một chút so với các cửa hàng tiện lợi và siêu thị. Gia đình tôi cũng mua sắm ở siêu thị vào những ngày cuối tuần và chúng tôi thường mua thực phẩm tươi sống ở đó vì chúng tôi tin rằng những sản phẩm loại này sẽ an toàn hơn nếu mua ở siêu thị thay vì các khu chợ truyền thống.”

Ngoài ra, còn có một lý do khác để nhiều bà nội trợ như chị Hương đến các tạp hóa ở góc phố thay vì các cửa hàng bán lẻ hiện đại mọc lên như nấm và mang đến sự tiện lợi cho khách hàng.

Anh Dũng giải thích, “Hầu hết khách hàng của tôi đều là khách quen, vì thế tôi luôn sẵn sàng cho họ ghi nợ nếu họ quên mang theo tiền hoặc không có tiền.”

Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, cho rằng trong nhiều thập kỷ, các tiệm tạp hóa đã cho phép các nhà sản xuất phân phối hàng hóa của họ đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

“Mua ở cửa hàng tạp hóa đã trở thành một phần của văn hóa đại chúng, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa như hải đảo và miền núi nơi hệ thống bán lẻ hiện đại vẫn chưa xuất hiện”.

Theo dữ liệu của Nielsen, Việt Nam có hơn 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa và 9.000 chợ truyền thống, tạo ra doanh thu khoảng 10 tỷ USD, tương đương 75% thị phần bán lẻ của cả nước.

Trong những năm gần đây, nhiều siêu thị lớn bị đẩy ra khỏi thị trường bán lẻ trong khi số lượng tiệm tạp hóa đang gia tăng.

Theo các chuyên gia phân tích, các siêu thị lớn càng trễ nải trong việc tiếp cận công nghệ bao nhiêu, thì các tiệm tạp hóa càng có nhiều cơ hội bấy nhiêu.

Nhiều người sử dụng công nghệ để bán hàng trực tuyến, cho phép họ bán không chỉ hàng khô mà còn cả thực phẩm tươi sống và giao hàng hiệu quả.

Nhận thấy tiềm năng của tiệm tạp hóa, tập đoàn VinGroup đã quay trở lại thị trường bán lẻ gần đây với sự ra đời của ứng dụng điện thoại VinShop.

Đó là ứng dụng B2B kết nối các tiệm tạp hóa truyền thống với những nhà cung cấp. Nó cũng cho phép chủ cửa hàng đặt mua hàng trăm sản phẩm từ nhà cung cấp trong một lần và trong một ngày.

Ứng dụng cũng kết nối với VinID, khiến cho ứng dụng này trở thành kênh B2B2C đầu tiên của Việt Nam.

Ứng dụng này đã được hơn 20.000 chủ cửa hàng tạp hóa ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tải xuống và con số này dự kiến sẽ tăng lên 300.000 vào năm tới.

Các chuyên gia cho rằng việc áp dụng công nghệ vào buôn bán của các tiệm tạp hóa có thể khiến cho ngành công nghiệp bán lẻ này bị lấy ra khỏi tầm tay của hệ thống các siêu thị, và cửa hàng tiện lợi.

Hiện tại, các siêu thị đang phải đối mặt với những thách thức nhất định làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh của họ.

Những thử thách này bao gồm tỷ lệ chiết khấu cao và chi phí cho mã hàng hóa, hiện giờ được ước tính từ 10 đến 20 triệu đồng cho một lô hàng hóa được bán trong siêu thị. Chủ tiệm tạp hóa nhỏ thấu hiểu tốt những nhu cầu của khách hàng địa phương, đặc biệt trong khoảng thời gian cả nước phải hội nhập với quốc tế.

Chủ các cửa hàng nhỏ hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng địa phương, đặc biệt là vào thời điểm đất nước đang hội nhập toàn cầu.

Quy mô nhỏ khiến họ nhanh nhẹn và chấp nhận thay đổi sản phẩm nhanh hơn so với chuỗi cửa hàng và siêu thị.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh rằng các tiệm tạp hóa cần phải tiếp tục hiện đại hóa một cách nhanh chóng.

Để tiếp tục chiếm ưu thế trong thị trường bán lẻ, họ cho rằng các mô hình bán lẻ truyền thống như chợ và tiệm tạp hóa cần phải tận dụng toàn bộ những lợi ích hiện có của công nghệ mới.

Bên cạnh đó, các chuyên gia nói thêm rằng họ không nên cạnh tranh với những chuỗi cửa hàng bán lẻ cỡ lớn về giá cả và thương hiệu, cũng như chỉ nên bán những mặt hàng chất lượng cao và cung cấp dịch vụ tốt cho khách hàng.

Vân Anh
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán