Trang chủ»Kinh tế

Kinh tế

Sự phát triển của châu Á và những thách thức

Sự trỗi dậy của châu Á, được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc về tốc độ và quy mô. Ngày nay, châu Á không chỉ trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới, mà còn là thị trường lớn nhất. Hong Kong, Tokyo, Singapore, Shanghai, và Mumbai đang trở thành những trung tâm tài chính quốc tế.

Các nước châu Á đã trở thành những nước xuất khẩu vốn ròng nhưng vẫn là những nước nhận đầu tư nước ngoài lớn nhất. Sức mạnh kinh tế đã cho phép các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ mở rộng hoạt động và tầm ảnh hưởng trong các vấn đề thế giới, dẫn đến sự chuyển đổi dần quyền lực từ phương Tây sang phương Đông.  Ngoài ra, cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm gần đây cũng đã góp phần thúc đẩy quá trình này.



Sự phát triển của châu Á luôn đồng hành với Hoa Kỳ và các nước phương Tây

Sự chuyển đổi quyền lực này đã gây ra mối lo ngại về những hàm ý của nó. Nhìn chung, sự phát triển của châu Á là một thách thức đối với trật tự thế giới vốn đã được thiết lập. Cụ thể, việc Trung Quốc đang nổi lên nhanh chóng sẽ dẫn đến một cuộc đụng độ với Mỹ, một cuộc chiến về kinh tế và chi phối tầm ảnh hưởng về chính trị của Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Sự nổi lên của châu Á ngoài sự khác biệt căn bản giữa các nước châu Á về mặt tôn giáo truyền thống, sắc tộc, là sự liên kết địa chính trị giữa các quốc gia châu Á bị ảnh hưởng bởi các vấn đề như chênh lệch về kinh tế xã hội, xung đột sắc tộc và tôn giáo, tham nhũng, đói nghèo, vấn đề năng lượng, và hệ sinh thái suy giảm. Mặc dù những yếu tố này mang tính chủ quan, và không nắm bắt được toàn bộ thực tế sự trỗi dậy của châu Á. Một cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc không phải là không thể tránh. Do đó, thay vì thách thức hệ thống thế giới đã được thiết lập bởi các cường quốc, Trung Quốc đã tự hòa nhập vào hệ thống này - một hệ thống dựa trên nền kinh tế thị trường tư bản, dân chủ và cải cách là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của Trung Quốc. Chỉ có thay đổi thì Trung Quốc mới có thể gia nhập thế giới và đạt được tăng trưởng nhanh chóng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Kết quả là, Trung Quốc đã trở thành một bên liên quan đến trật tự thế giới đã được thiết lập từ trước.

Với hơn ba ngàn tỷ USD trong dự trữ ngoại tệ của mình, Trung Quốc dùng ½ trong số ấy đầu tư vào Mỹ (chủ yếu là mua nợ của Mỹ). Vì vậy, Hoa Kỳ và Trung Quốc hầu như đã “chiếm” được lẫn nhau. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không những làm ổn định mối quan hệ Mỹ - Trung, phúc lợi của chính họ mà còn với nền hòa bình và thịnh vượng toàn cầu. Vẫn có những xung đột trong mối quan hệ song phương này, nhưng hai cường quốc khó có thể sẽ đi đến chiến tranh vì những khác biệt này. Các cơ chế được thể chế hóa bằng đối thoại chiến lược kinh tế Hoa Kỳ - Trung Quốc, không chỉ nhằm mục đích thỏa hiệp, mà còn thể hiện mong muốn và nỗ lực chung giữa Washington và Bắc Kinh để cùng nhau giải quyết các vấn đề tranh chấp, hoặc ít nhất là quản lý hiệu quả.

Quan điểm “sự nổi dậy của châu Á đối với sự suy giảm của phương Tây” đã bỏ qua thực tế là việc áp dụng các giá trị và thực tiễn của phương Tây mà châu Á đã đạt được sự phát triển nhanh chóng. Chủ nghĩa tư bản và nền kinh tế thị trường từ lâu đã áp đảo châu Á; nền dân chủ đã trở thành xu hướng chính trị trong cộng đồng châu Á mặc dù đa dạng văn hóa và chủng tộc. Ngay cả Trung Quốc đã công khai ủng hộ phát triển dân chủ, mặc dù họ luôn nhấn mạnh rằng nó phải đạt được “giá trị Trung Quốc”.  Sự trỗi dậy của châu Á sẽ dẫn tới việc phân phối lại quyền lực và nguồn lực, mặc dù không hề dễ chịu đối với tất cả các bên liên quan, và sẽ tiếp tục hội nhập với cộng đồng thế giới. Trên thực tế, khi xảy ra cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, cả hai cường quốc đã cùng thành lập và tham gia G20 để tìm giải pháp, thay vì rơi vào những cuộc đối đầu. Xét cho cùng, toàn cầu ngày càng hội nhập, nơi mà G7 với hơn một nửa GDP toàn cầu trong năm 2016 thì sự gia tăng bất bình đẳng của châu Á không phải là tin tốt lành cho cộng đồng thế giới.



Sự giàu có của thành phố Thượng Hải - Trung Quốc

Sự đa dạng về văn hóa, kinh tế và chính trị rất lớn đã không làm dừng lại tiến trình hội nhập kinh tế. Và các vấn đề về đói nghèo, sự chênh lệch, vấn đề năng lượng, và hệ sinh thái đang xấu đi bị phơi bày. Những vấn đề gây ra lạm phát và tham nhũng cũng tồn tại ở các nước đang phát triển ở châu Á. 

Tuy nhiên, sự nổi lên của châu Á đang đặt ra những thách thức cho thế giới.  Trung Quốc và Ấn Độ, hai cường quốc hàng đầu ở châu Á, đang tiến triển từ quyền lực hiện tại sang các cường quốc và đóng vai trò quan trọng trên thế giới. Vì sức mạnh và khát vọng của một quốc gia phát triển, Bắc Kinh và New Delhi đòi hỏi nhiều quyền lực hơn trong các vấn đề quốc tế. Nhưng sự khác biệt về cách thức nhìn nhận ở mức độ khác nhau. Việc Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ đảm nhận trách nhiệm vai trò như thế nào trong các vấn đề toàn cầu đã trở thành một dấu hỏi lớn trong thế giới ngày nay. Bên cạnh nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng của châu Á, nhu cầu về thực phẩm và các nguyên liệu cần thiết cho quá trình hiện đại hóa đòi hỏi phải phân phối lại các nguồn lực. Các ý tưởng được hình thành nhằm đạt được công nghiệp hóa. Trong khi phía phương Tây kêu gọi các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ cần trở thành “những người có trách nhiệm” trong nỗ lực hiện đại hóa công nghiệp hóa này.

Thách thức cơ bản nhất do sự nổi lên của châu Á không phải là sức mạnh và sự ảnh hưởng ngày càng lớn, mà là sự không chắc chắn về quá trình chuyển đổi đang diễn ra. Tăng trưởng kinh tế nhanh không chỉ là tăng GDP ở châu Á, mà còn mang lại những thay đổi chính trị - xã hội mà các nước châu Á vẫn chưa có cách tiếp cận tốt để đối phó. Quá trình hiện đại hóa ở châu Á đã giúp cho người châu Á ngày càng có được một nền kinh tế độc lập và xã hội văn minh hơn. Châu Á ngày càng được đô thị hóa, con người không còn bị ràng buộc và có khả năng theo đuổi một cuộc sống tốt hơn. 

Trần Nguyễn
(Tổng hợp)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán