Trang chủ»Kinh tế

Kinh tế

Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nhằm phát triển nền kinh tế Internet tại Việt Nam

Các khoản thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ làm tăng lượng lưu thông vốn, mà còn giúp thúc đẩy nền kinh tế Internet, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu.



Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Diễn đàn Phát triển hệ sinh thái thanh toán điện tử 2019 - Ảnh: vietnamnet.vn

Phó Thủ tướng đã có bài phát biểu tại Diễn đàn Phát triển hệ sinh thái thanh toán điện tử 2019 với chủ đề “Động lực thúc đẩy của Công nghệ Chip” tại Hà Nội.

Diễn đàn được Thời báo Kinh tế Việt Nam và Tổng công ty Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp tổ chức.

Nền kinh tế Đông Nam Á rất năng động với nền kinh tế Internet đạt trị giá 100 tỷ USD, dự kiến sẽ tăng gấp ba trong 5 năm tới, Phó Thủ tướng cho hay.

Để thúc đẩy nền kinh tế Internet, cần có sự đồng thuận giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và ngân hàng, Phó Thủ tướng đánh giá.

Việc phát triển cơ sở hạ tầng sẽ tốn nhiều chi phí nhưng đồng thời cũng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế dài hạn, ông nói.

Phải thực hiện ứng dụng công nghệ để tích hợp thông tin, bao gồm dữ liệu cá nhân, bảo hiểm y tế và ngân hàng, Phó Thủ tướng Đam chỉ đạo.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho biết Bộ Chính trị và Chính phủ đã thông qua các nghị quyết, chiến lược, chỉ thị và quyết định về tiến trình hiện thực hóa cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Cụ thể, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt sẽ giảm xuống còn dưới 10% vào cuối năm sau và dưới 8% vào năm 2025.

Chính phủ cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn các công ty áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt cho các khoản thu về thuế, bảo hiểm, viễn thông và điện.

Chính phủ cũng đã đặt mục tiêu ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt cho hai mảng giáo dục và y tế vào đầu năm nay, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Ông Đào Nguyên Cát, Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam, cho biết Chính phủ đã nhiều lần khẳng định cả nước phải không ngừng nỗ lực nhằm bắt kịp cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Khoa học và công nghệ, Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây và Dữ liệu lớn là cơ hội mà các nước nghèo và các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam cần nắm bắt nhằm thay đổi vận mệnh quốc gia, ông Cát đánh giá.

Kinh tế số và thương mại điện tử là xu hướng tất yếu của thời đại. Áp lực đổi mới để cập nhật các công nghệ mới trong mảng dịch vụ tài chính ngân hàng đã thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính và phi tài chính ở Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã lên kế hoạch xây dựng, sửa đổi và bổ sung khung hành lang pháp lý cho các hoạt động ngân hàng và thanh toán để đáp ứng yêu cầu của các mô hình kinh doanh, các sản phẩm và dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, tập trung vào hai mảng ngân hàng số và thanh toán số, Phó Thống đốc của Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Kim Anh cho biết.

Chia sẻ về thành tựu thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt tại Bộ Y tế, ông Trần Quý Tường, Giám đốc Cục Quản lý Y tế Điện tử, cho biết đã có 15 ngân hàng hỗ trợ thanh toán cho việc khám và điều trị bằng mã QR trong bệnh viện.

Số lượng bệnh nhân thanh toán các loại chi phí y tế không dùng tiền mặt hiện chiếm 35% tổng số giao dịch, ông nói.

Cũng tại sự kiện này, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrolimex) và Napas đã ký biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Petrolimex và Napas sẽ tập trung vào việc tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng của Petrolimex thông qua các hợp đồng quốc nội, thẻ không tiếp xúc của Napas và thanh toán bằng mã QR do Ngân hàng Nhà nước phát hành thông qua các ứng dụng di động, trung gian thanh toán và ví điện tử.

Ngô Tuấn
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán