Trang chủ»Kinh tế

Kinh tế

Thương mại Hoa Kỳ & Trung Quốc

Năm 1993, Tổng thống Bill Clinton đã ký Hiệp định Thương mại Tự do (NAFTA) với Canada và Mexico, tạo ra thêm 200.000 việc làm ở Mỹ. Tại cuộc họp báo vào tháng 3 năm 2000 - trước khi Quốc hội Mỹ bỏ phiếu về việc có nên bình thường hóa thương mại vĩnh viễn với Trung Quốc hay không?

Bill Clinton sẽ cho phép nước này gia nhập WTO và yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng cắt giảm thuế nhập khẩu trung bình từ 24% xuống 9%, cấp giấy phép mở một số ngành công nghiệp để Mỹ đầu tư vào Trung Quốc. Ông Clinton cho biết: “Đây là một thỏa thuận có lợi cho nước Mỹ khi nói đến những hiệu quả kinh tế”.

Ngày 10/12/2001, tại Doha, Qata, Hội nghị lần thứ 4 cấp Bộ trưởng các nước thành viên của WTO, với sự có mặt của ông Shi Guangsheng - Bộ trưởng Bộ Hợp tác kinh tế và Ngoại thương Trung Quốc đã nhất trí thông qua quyết định về việc Trung Quốc gia nhập WTO. Ba mươi ngày sau, tức ngày 10/1/2002 quốc gia này chính thức trở thành thành viên WTO sau 15 năm chuẩn bị và đàm phán. Trung Quốc gia nhập WTO được xem là cơ hội tốt cho Mỹ. Vậy tại sao tác động thương mại và công việc làm tạo nên bất ngờ lớn? Việc gia nhập WTO loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn trong thuế quan, an toàn hơn cho các công ty của Mỹ khi đầu tư vào Trung Quốc. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, thặng dư tài khoản vãng lai trung bình khoảng 2% GDP trong năm 1990 xuống còn khoảng 5% trong thập kỷ tiếp theo. Điều đó giúp giải thích sự tăng bù trừ khiêm tốn trong xuất khẩu và khu vực bị ảnh hưởng bởi hàng nhập khẩu Trung Quốc. Sau 14 năm gia nhập WTO, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là 365,7 tỷ USD trong năm 2015. Việc thâm hụt thương mại tồn tại bởi xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc chỉ 116,200 tỷ USD trong khi  nhập khẩu từ Trung Quốc đạt mức kỷ lục mới là 481,900 tỷ USD. Rất nhiều hàng hóa nhập khẩu từ các công ty Mỹ có nhà máy tại Trung Quốc, các công ty này gửi vật liệu thô cho Trung Quốc để lắp ráp vì chi phí thấp, sau đó được vận chuyển trở về Hoa Kỳ và được gọi là nhập khẩu mặc dù thực chất đó là hàng hóa của các công ty Mỹ.



Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thương mại là Trung Quốc có thể sản xuất hàng hóa mà người Mỹ muốn với chi phí thấp nhất. Làm thế nào để Trung Quốc giữ giá thấp như vậy? Hầu hết các nhà kinh tế đồng ý rằng giá cả cạnh tranh của Trung Quốc là kết quả của hai yếu tố là mức sống thấp cho phép các công ty ở Trung Quốc trả lương thấp hơn cho người lao động và tỷ giá hối đoái giữa nhân dân tệ và đồng đô la cố định với trị giá thấp hơn thực tế. Điều đó có nghĩa là nhiều công ty Mỹ không thể cạnh tranh với chi phí thấp của Trung Quốc. Kết quả là việc làm của người lao động Mỹ bị mất. Mặc dù thời gian này các nhà lập pháp cố gắng áp đặt thuế quan hoặc các hình thức bảo hộ thương mại chống lại Trung Quốc để mang lại công ăn việc làm cho người Mỹ. Nếu điều này xảy ra, người tiêu dùng Mỹ sẽ phải trả giá cao hơn cho hàng hóa “Made in America”​​.

Cán cân thương mại là sự so sánh giữa tổng trị giá hàng hóa được nhập và xuất khẩu giữa hai nước (không bao gồm dịch vụ). Theo Cục phân tích kinh tế Mỹ thì những năm gần đây, Mỹ đã có thặng dư dịch vụ trong khi thâm hụt lớn về trao đổi hàng hoá. Năm 2014 theo BEA, Mỹ thặng dư 280 tỷ USD trong các dịch vụ giao dịch nhưng hàng hóa thâm hụt 343,078 tỷ USD. Năm 1985, Mỹ xuất khẩu 38,557 tỷ USD hàng hoá sang Trung Quốc và nhập khẩu 38,617 tỷ USD (thâm hụt 60 tỷ USD). Sau 10 năm kể từ năm 1995, Mỹ đã xuất khẩu 117,537 tỷ USD vào Trung Quốc trong khi nhập khẩu 455,432 tỷ USD (thâm hụt 337,895 tỷ USD). Đến năm 2005, Mỹ đã xuất khẩu 41,192 tỷ USD cho Trung Quốc, trong khi nhập khẩu 243,470 tỷ USD từ Trung Quốc (thâm hụt 202,278 tỷ USD). Năm 2015, Mỹ xuất khẩu 1,161,863 tỷ USD hàng hóa cho Trung Quốc, trong khi nhập khẩu 4,818,808 tỷ  USD (thâm hụt 3,656,945 tỷ USD).

Các nhà phân tích cho rằng thâm hụt thương mại lớn của Mỹ là không cân bằng và gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ. Thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc là sự phản ánh của các chuỗi cung ứng toàn cầu, nơi mà Trung Quốc thường là điểm cuối cùng cho các công ty đa quốc gia định hướng xuất khẩu.

Một trong những lý do quan trọng nhất cho điều này là giá hàng hóa tiêu dùng tại Hoa Kỳ đã khá thấp và ổn định trong nhiều thập kỷ, bên cạnh các chính sách tiền tệ được thực hiện bởi FED. Kết quả thâm hụt thương mại khổng lồ với Trung Quốc là hàng hóa Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang nắm giữ 3,7 ngàn tỷ USD trong dự trữ ngoại tệ, chủ yếu là USD hoặc trái phiếu chính phủ Mỹ. Điều này có nghĩa là người tiêu dùng Mỹ sẽ sử dụng một lượng lớn hàng hóa với chi phí thấp bằng cách vay giá rẻ từ Trung Quốc với mức lãi suất âm. Câu hỏi đặt ra là tại sao người Trung Quốc sẵn sàng cho vay trong khi vẫn đang phải vật lộn với mức thu nhập bình quân đầu người và mức tiêu thụ rất thấp? Ở giai đoạn phát triển kinh tế, Trung Quốc không có một nền tài chính tốt, công nhân và người dân không an toàn về mặt an sinh xã hội. Do đó, mặc dù nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển với một tốc độ nhanh hơn so với các nền kinh tế Mỹ, nhưng không tăng cao cho từng cá nhân trong nhu cầu chi tiêu (chi phí gia tăng trong việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục và nhà ở) và triển vọng thu nhập (nguy cơ thất nghiệp).

Bản chất của thương mại và tài chính đã làm phức tạp thêm quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Mỹ nhận được một khối lượng lớn hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc và cũng đã nhận được sự giúp đỡ trong việc tài trợ một phần quan trọng của ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai. Ngược lại, Trung Quốc phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu Mỹ và tiếp tục tìm sự an toàn đến các thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ. Kinh tế Trung Quốc với 19,39 nghìn tỷ USD trong năm 2015 (dựa trên sức mua tương đương), EU 19,1 nghìn tỷ USD, Hoa Kỳ 17,9 nghìn tỷ USD. Với dân số lớn nhất thế giới, gần 1,4 tỷ dân với GDP bình quân đầu người là 14.100 USD/ năm, Trung Quốc đang rất cố gắng để có được nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn để nâng cao mức sống. Trung Quốc mua USD thông qua Kho bạc Mỹ, bằng cách này, giá trị đồng nhân dân tệ luôn là phạm vi 2% so với USD. Tính đến tháng 10 năm 2016, Mỹ nợ Trung Quốc 1,115 tỷ USD (khoảng 29% của tổng số nợ công của Mỹ).

Trung Quốc xuất khẩu 16,9% hàng hóa sang Hoa Kỳ  năm 2014, (thâm hụt thương mại 365 tỷ USD năm 2015), Hồng Kông (15,5%), Nhật Bản  (6,4%), và Hàn Quốc (4,3%). Tại Trung Quốc các doanh nghiệp nước ngoài rất nhiều bao gồm các công ty Mỹ. Các nguyên liệu được vận chuyển sang Trung Quốc sản xuất và sản phẩm cuối cùng trở về Mỹ. Bằng cách này, rất nhiều cái gọi là “xuất khẩu” của Trung Quốc được sản xuất bởi các công ty Mỹ. Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu các máy móc, đặc biệt là máy tính và các thiết bị xử lý dữ liệu, cũng như thiết bị quang học và y tế, may mặc, vải và là nước xuất khẩu thép lớn nhất thế giới. Trung Quốc là nước nhập khẩu lớn thứ ba trên thế giới. Năm 2015, Trung Quốc nhập khẩu 1,6 nghìn tỷ USD. Trung Quốc nhập khẩu nguyên liệu hàng hóa từ Mỹ Latinh và châu Phi như dầu và nhiên liệu, quặng kim loại, nhựa và hóa chất hữu cơ. Đó là nhà nhập khẩu nhôm, đồng lớn nhất thế giới trong khi Mỹ nhập khẩu 2,4 nghìn tỷ USD trong năm 2015.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2015 giảm xuống còn 6,8% (mức thấp nhất kể từ năm 2009), 7,3% trong năm 2014, 7,7% trong năm 2013, 7,8% trong năm 2012, và năm 2011 là 9,3%. Trước đó, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng hai con số suốt 30 năm. Hầu hết sự tăng trưởng xảy ra tại các thành phố dọc theo bờ biển phía Đông của Trung Quốc, thu hút được 250 triệu lao động nhập cư đến các khu vực đô thị. Trung Quốc cần tiếp tục tạo ra công ăn việc làm hoặc đối mặt với tình trạng bất ổn, cung cấp các dịch vụ xã hội nhiều hơn. Điều đó sẽ cho phép người lao động tiết kiệm ít hơn và chi tiêu nhiều hơn. Chỉ có một sự gia tăng nhu cầu trong nước thì Trung Quốc sẽ ít phụ thuộc vào xuất khẩu.



Mặc dù có những lúc thăng trầm song quan hệ Trung Quốc và Mỹ đang hướng về phía trước theo hướng ổn định. Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia lớn trên thế giới, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới và là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, do vậy, sự phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên sẽ góp phần lớn cho hòa bình, thịnh vượng của thế giới. Quan hệ Mỹ - Trung kết thúc năm 2016 đáng chú ý nhất trong nhiều năm qua khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đặt câu hỏi về chính sách “một Trung Quốc” và nhận cuộc điện thoại chúc mừng từ nhà lãnh đạo Đài Loan - Thái Anh Văn. Trung Quốc đáp lại bằng cách tăng cường phòng thủ ở những đảo nhân tạo trên Biển Đông và thu giữ một thiết bị lặn không người lái của Mỹ. Câu hỏi lớn trong năm 2017 là liệu hai bên sẽ làm dịu mối quan hệ này hay đẩy lên nóng hơn. Những bất đồng về tiền tệ và thương mại có thể đẩy mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc tiến tới cuộc cạnh tranh về địa chính trị.

Trần Nguyễn
(Tổng hợp)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán