Trang chủ»Kinh tế

Kinh tế

Tự do kinh tế

Tự do kinh tế đã tiến triển ở hơn 100 quốc gia trong năm qua. Tự do kinh tế toàn cầu tăng từ 0.2 điểm lên 60.9 trên thang điểm từ 0 - 100 quy định trong Chỉ số Tự do Kinh tế (Index of Economic Freedom). Được công bố thường niên kể từ năm 1995, Chỉ số Tự do Kinh tế đã tăng trung bình hơn 5%.

Phía sau sự tiến bộ của tự do kinh tế là những tiến bộ của con người, những thành tựu của các quốc gia và công dân của các quốc gia đó - có nghĩa là cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới đã được cải thiện đáng kể. Chỉ số Tự do Kinh tế năm 2017 của 103 quốc gia, mà phần lớn là các nước kém phát triển hoặc đang nổi lên, cho thấy sự tiến bộ trong tự do kinh tế trong năm qua. Trong 49 quốc gia đạt được điểm tự do kinh tế cao nhất từ trước tới nay, Trung Quốc và Nga có trong nhóm này. Trong khi hai quốc gia Mauritius và Anh Quốc không thay đổi về số điểm, 73 nước có chỉ số tự do kinh tế giảm. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 9 trong số 20 quốc gia có chỉ số được cải thiện nhất gồm Fiji, Kiribati, Kazakhstan, Trung Quốc, Turkmenistan, Uzbekistan, Vanuatu, Tajikistan và Quần đảo Solomon, ghi nhận mức tăng từ 4 điểm trở lên. Châu Phi vùng hạ Sahara có các nước như Cabo Verde, Djibouti, Ghana, Guinea, Kenya, Gambia, và Madagascar đều giảm điểm số đáng kể, tiếp theo là châu Mỹ gồm các nước Barbados, Bahamas, Venezuela, Suriname, Saint Lucia và Brazil.

Trong 180 nền kinh tế mà tự do kinh tế được xếp hạng trong Chỉ số 2017, chỉ có 5 quốc gia đạt từ 80 điểm trở lên là Hồng Kông, Singapore, New Zealand, Thụy Sĩ và Úc. Hơn 29 quốc gia như Chilê, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Anh, Georgia, Hoa Kỳ và Mauritius được đánh giá là các nền kinh tế “tự do” với điểm số từ 70 đến 80. Tổng cộng có 92 nền kinh tế (khoảng 51%) được xếp hạng trong Chỉ số 2017 ở mức “trung bình”. Những nền kinh tế này cung cấp môi trường thể chế trong đó cá nhân và doanh nghiệp tư nhân được hưởng mức độ tự do kinh tế vừa phải trong việc theo đuổi khả năng cạnh tranh, tăng trưởng và thịnh vượng. Bên cạnh những nền kinh tế phát triển, có 65 nền kinh tế được coi là không thay đổi thang điểm (điểm 50 - 60), và 23 quốc gia có thang điểm được coi là thấp (điểm dưới 50). Mặc dù tiến trình toàn cầu đã được ghi nhận trong 23 năm (từ 1995) của Chỉ số nhưng số người dân chịu đựng từ sự thiếu tự do kinh tế vẫn còn đáng lo ngại: khoảng 4,5 tỷ người (chiếm 65% dân số thế giới), trong đó hơn 1/2 là ở Trung Quốc và Ấn Độ - hai nền kinh tế đông dân nhất. Cải cách cơ cấu trong một số lĩnh vực then chốt đôi khi thúc đẩy tăng trưởng nhưng các chính phủ đã thất bại trong việc định chế hóa các môi trường mở nhằm thúc đẩy cải thiện cơ sở và bền vững trong phúc lợi kinh tế của toàn bộ dân cư.



Chỉ số Tự do Kinh tế của châu Âu

Theo báo cáo về Chỉ số Tự do Kinh tế năm 2017, Hồng Kông và Singapore giữ hai vị trí đứng đầu với 8.97 và 8.81 điểm, New Zealand (8.48); Switzerland (8.44); Ireland (8.19); Vương quốc Anh (8.05); Mauritius (8.04); Georgia (8.01); Úc (7.99); và Estonia (7.95). Hoa Kỳ đứng vị trí thứ 11, Đức (23), Hàn Quốc (32), Nhật Bản (39), Pháp (52), Ý (54), Mexico (76), Ấn Độ (95), Nga (100), Trung Quốc (112), và Brazil (137). 10 nước có mức điểm bị đánh giá thấp nhất là: Iran, Chad, Myanmar, Syria, Libya, Argentina, Algeria, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Trung Phi, và cuối cùng là Venezuela. Các quốc gia đứng hàng đầu về tự do kinh tế có GDP bình quân đầu người là 42.463 USD vào năm 2015, thu nhập trung bình của 10% người nghèo nhất ở các quốc gia tự do kinh tế gần như gấp đôi thu nhập bình quân đầu người ở các quốc gia ít tự do nhất. Theo Báo cáo năm nay, lần đầu tiên, bảng xếp hạng có sự điều chỉnh về bình đẳng giới. Các quốc gia nhận được điểm thấp hơn nếu phụ nữ không có mức độ tự do kinh tế như nam giới.

Các mô hình tự do kinh tế khá đa dạng trong cả năm châu lục, phản ánh nền văn hóa, lịch sử của các quốc gia. Châu Âu đã ghi nhận mức tự do kinh tế cao nhất. Sự bất ổn về kinh tế và chính trị đang diễn ra tại một số quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi, nhưng khu vực này vẫn đạt được điểm tự do kinh tế trung bình trên 60 do xếp hạng cao (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qatar, Israel, và Bahrain). Có một số tiến bộ trong những năm gần đây nhưng điểm số tự do kinh tế trung bình ở châu Phi vùng hạ Sahara vẫn dưới 60. Mặc dù mức độ tự do kinh tế khác nhau giữa các khu vực, nhưng mối quan hệ cơ bản tích cực giữa tự do kinh tế và sự thịnh vượng là rõ ràng trên toàn thế giới, cho thấy bất kể khu vực nào nếu mức độ tự do kinh tế của một quốc gia càng cao thì thu nhập bình quân đầu người sẽ cao. Sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hóa sẽ tạo ra nhiều con đường phát triển kinh tế và thịnh vượng, các ý tưởng về tự do kinh tế là trao quyền cho mọi người có nhiều cơ hội tự chọn để theo đuổi và hoàn thành ước mơ của mỗi người dựa vào luật pháp cơ bản và cạnh tranh công bằng. Điều này dẫn đến việc đối mặt với những thách thức cụ thể của sự phát triển dù với tư cách cá nhân hay thành viên của các xã hội luôn khác nhau. Tuy nhiên, các chính phủ cần tôn trọng và thúc đẩy tự do kinh tế, tạo môi trường tốt nhất cho việc thử nghiệm, đổi mới, tiến bộ, và thông qua đó con người sẽ phát triển trong sự thịnh vượng và hạnh phúc.



Tự do kinh tế đã làm thay đổi cuộc sống của nông dân châu Phi

Tác động của Chỉ số Tự do Kinh tế đã được ghi nhận từ năm 1995, khẳng định mối quan hệ giữa tự do kinh tế và phát triển dài hạn là điều hiển nhiên. Các quốc gia có sự tự do kinh tế thì công dân có thu nhập cao hơn, mức sống và sức khỏe tốt hơn, tiếp cận nền giáo dục hiệu quả hơn, quản lý tốt hơn về môi trường, thúc đẩy thành tựu của con người về khoa học và công nghệ thông qua đổi mới. Mặc dù phải đối mặt với những thăng trầm, nhiều quốc gia trên thế giới đã hiểu và ứng dụng vào thực tế các nguyên tắc và bài học về tự do kinh tế, dẫn đến sự tiến bộ được nhìn thấy rõ qua sự thay đổi điểm số. Ngược lại, những nước kém hiệu quả hơn đã chỉ thử một số ý tưởng sai lệch hoặc thậm chí trong một vài trường hợp đã bác bỏ chúng hoàn toàn.

Chứng minh thực tế cho thấy các quốc gia cho phép tư nhân sở hữu tài sản được bảo vệ bởi một hệ thống tư pháp có hiệu quả, khuyến khích các sáng kiến kinh doanh hơn là các quốc gia đòi hỏi quyền sở hữu tập thể, sở hữu của chính phủ hoặc kiểm soát các nguồn lực kinh tế. Các chính phủ chi phối nền kinh tế của quốc gia với mức thuế và chi tiêu thâm hụt nặng nề sẽ làm công dân của quốc gia đó nghèo đi thông qua tình trạng trì trệ kinh tế kéo dài trầm trọng hơn bởi gánh nặng nợ nần ngày càng cao. Việc cạnh tranh mở, tạo điều kiện quản lý tốt, thúc đẩy năng suất cao hơn và đảm bảo phân bổ nguồn lực được tổ chức tốt hơn so với các hệ thống quy hoạch trung tâm. Các quốc gia thực hiện chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, nền kinh tế mở cửa cho thương mại toàn cầu, đầu tư, thị trường tài chính tốt sẽ dẫn đến kết quả tốt hơn so với những quốc gia có tính bảo hộ. Các chính sách khuyến khích tự do kinh tế thông qua việc cải thiện quy luật khuyến khích hiệu quả và cởi mở. Những hạn chế về quy mô và tầm nhìn của chính phủ sẽ dẫn đến việc không tạo môi trường tốt nhất để phát triển các giải pháp thực tiễn cho những thách thức xã hội đang đối mặt.

Phát triển thị trường tự do bắt nguồn từ nguyên tắc tự do kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới. Nền kinh tế toàn cầu đã tiến tới tự do kinh tế nhiều hơn trong hai thập kỷ qua, GDP thế giới thực đã tăng khoảng 80% và tỷ lệ nghèo toàn cầu đã giảm xuống một nửa, hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo. Lợi ích xã hội của tự do kinh tế được mở rộng. Các quốc gia có mức độ tự do kinh tế cao hơn thì sự phát triển của con người càng cao xét về tuổi thọ, trình độ học vấn, và chất lượng cuộc sống… Các chính phủ lựa chọn chính sách tăng tự do kinh tế đang đặt xã hội của quốc gia mình trên con đường dẫn đến nhiều cơ hội giáo dục, chăm sóc sức khỏe tốt hơn và mức sống cao hơn cho công dân. Tự do kinh tế tạo điều kiện cho sự đổi mới và bảo vệ môi trường tốt hơn. Mối liên kết tích cực giữa tự do kinh tế và mức độ đổi mới đảm bảo tính năng động kinh tế cao hơn trong việc đối phó với những thách thức phát triển khác nhau bằng cách thúc đẩy quy trình đầu tư, đổi mới (bao gồm cả công nghệ xanh) và tăng trưởng kinh doanh năng động. Trong những năm gần đây, các chính sách và hành động của các chính phủ liên quan đến môi trường đã trở nên xáo trộn hơn và bị bóp méo về mặt kinh tế. Nhiều chính phủ đã thúc đẩy các chương trình để giảm việc thải cácbon và tăng thuế xăng, tổ chức các cuộc trao đổi mua bán khí thải cácbon không minh bạch, tham nhũng... Các chính sách này áp đặt một chi phí trực tiếp cho xã hội và làm chậm tăng trưởng kinh tế dẫn đến những tác hại về môi trường và phát triển không bền vững. Thực tế là những cải tiến đáng chú ý nhất trong việc sử dụng năng lượng sạch và hiệu quả năng lượng trong những thập kỷ vừa qua không phải là do quy định của chính phủ mà là do những tiến bộ trong công nghệ. Tự do kinh tế là yếu tố chính trong việc nâng cao năng lực đổi mới của các nước trong việc nâng cao hiệu quả môi trường.

Sự cải thiện lớn về các chỉ số toàn cầu như thu nhập và chất lượng cuộc sống phản ánh một sự thay đổi trong cuộc tranh luận về cách xã hội nên được cấu trúc như thế nào để đạt được kết quả tối ưu nhất. Tuy nhiên, những lo ngại rằng những lợi ích trước mắt của các quốc gia có đường lối bảo thủ sẽ dẫn đến những lo ngại về sự linh hoạt về kinh tế và tự do kinh tế. Trọng tâm của việc đảm bảo nhiệm vụ thúc đẩy tự do kinh tế để người dân bình thường trong một xã hội có thể tận hưởng những thành quả của sự tăng trưởng năng động và toàn diện. Tự do kinh tế là yếu tố quan trọng để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế rộng hơn mang lại nhiều cơ hội lớn cho việc làm, sản xuất và tiết kiệm... Đảm bảo tự do kinh tế lớn liên quan trực tiếp đến việc bảo toàn và tăng cường tính linh động về chính sách của chính phủ. Các xã hội có tự do kinh tế cao là những nền kinh tế có tiến bộ xã hội mạnh mẽ nhất, có nhiều thuận lợi cho tiến bộ xã hội. Các quốc gia đã cải thiện khả năng cạnh tranh mở ra cho xã hội của mình những ý tưởng mới đạt được mức độ tiến bộ xã hội cao mà công dân của họ yêu cầu. Thúc đẩy tự do kinh tế sẽ đem lại lợi ích lớn nhất, cung cấp sự thịnh vượng trên diện rộng. Các nước hạn chế tự do kinh tế đã khiến công dân quốc gia đó tụt lại phía sau và thậm chí, trong những trường hợp xấu nhất, bị mắc kẹt trong đói nghèo.

Đẩy mạnh thị trường tự do là cách dân chủ và hiệu quả nhất, tập trung quyền lực của chính phủ. Những bài học quan trọng trong những năm qua là sự vượt trội cơ bản về giá trị của tự do kinh tế cho một thế hệ lãnh đạo chính trị mới.

Trần Nguyễn
(Tổng hợp)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán