Trang chủ»Kinh tế»Những vấn đề kinh tế

Những vấn đề kinh tế

Những mặt hạn chế của nhượng quyền thương mại

Xây dựng một doanh nghiệp đòi hỏi chủ sở hữu phải tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ hoàn toàn mới mẻ và thuyết phục người dùng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của mình. Ngược lại, nhượng quyền thương mại (franchise) chỉ đơn giản là mở và vận hành chi nhánh của một doanh nghiệp đã được thành lập. Nhượng quyền thương mại cho phép chủ sở hữu tận dụng lợi thế của một mô hình kinh doanh đã được kiểm chứng và bán các sản phẩm cũng như dịch vụ đã được khách hàng biết đến, nhưng hoạt động kinh doanh nhượng quyền có một số hạn chế đáng lưu ý.



Chi phí bắt đầu

Chi phí để bắt đầu một nhượng quyền thương mại tốn kém hơn việc thành lập một doanh nghiệp. Chi phí này thay đổi rất nhiều và phụ thuộc vào loại hình kinh doanh. Theo tạp chí Doanh nhân, chi phí mua nhượng quyền thương mại từ những thương hiệu nổi tiếng như Subway, McDonald's, Anytime Fitness hay 7-Eleven khoảng từ 30.000 USD đến hơn 1 triệu USD. Chi phí bắt đầu có thể bao gồm phí nhượng quyền không hoàn lại được trả cho bên nhượng quyền.

Chi phí hoạt động

Để điều hành hình thức nhượng quyền thương mại cần phải có chi phí hoạt động nhất định. Ví dụ, chủ sở hữu được nhượng quyền thương mại phải trả khoảng chi phí quảng cáo. Bên nhượng quyền sẽ sử dụng khoản chi phí này để phát triển công ty. Chủ sở hữu phải trả tiền bản quyền cho bên nhượng quyền dựa trên tỷ lệ phần trăm trên tổng thu nhập hàng tuần hoặc hàng tháng. Ngoài ra, chủ sở hữu phải trả một phần lợi nhuận cho bên nhượng quyền cho dù không kiếm được nhiều thu nhập.      

Quyền kiểm soát

Chủ sở hữu nhượng quyền thương mại phải tuân thủ các quy định và nguyên tắc của bên nhượng quyền vì vậy họ không được tự do vận hành các cửa hàng theo ý mình. Chủ sở hữu sẽ bị giới hạn về việc bán các sản phẩm và dịch vụ với mức giá quy định. Ví dụ, chủ sở hữu nhượng quyền thương mại một thương hiệu nhà hàng sẽ không được phép thay đổi bất cứ thứ gì trên menu. Bên cạnh đó, chủ sở hữu phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động như hình thức của cửa hàng, giờ mở cửa, đồng phục nhân viên, sổ sách kế toán… Chủ sở hữu cũng có thể bị giới hạn về địa điểm mở cửa hàng mới.

Gia hạn hợp đồng

Luôn có hợp đồng nhượng quyền giữa chủ sở hữu và bên nhường quyền, hợp đồng này có thể kéo dài 20 năm. Tuy nhiên, khi hợp đồng hết hạn, không có gì bảo đảm hợp đồng sẽ tiếp tục được gia hạn. Bên nhường quyền có thể thay đổi các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng tại thời điểm gia hạn, tăng chi phí nhượng quyền, áp đặt các hạn chế mới hoặc từ chối gia hạn hợp đồng.

Đình Phú
Theo ehow.com

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán