Trang chủ»Văn học - Nghệ thuật»Sân khấu & Điện ảnh

Sân khấu & Điện ảnh

6 điều cần biết về nghệ thuật sân khấu Kabuki

Kabuki là hình thức trình diễn nghệ thuật sân khấu truyền thống nổi tiếng thế giới của Nhật Bản. Là sự kết hợp giữa âm nhạc, vũ điệu và kịch câm với trang phục và bối cảnh phức tạp, kịch Kabuki thiên về kể những câu chuyện bắt nguồn từ thần thoại và lịch sử.

Mặc dù ngày nay Kabuki đã trở nên phổ biến trên bình diện quốc tế, nguồn gốc của bộ môn nghệ thuật này vẫn rất khiêm tốn và còn gây tranh cãi. Nhiều kỹ thuật biểu diễn của các diễn viên kabuki hiện đại đều bắt nguồn từ những phương thức cổ truyền của các ca kỹ kabuki thời xa xưa, khiến cho bộ môn nghệ thuật này hầu như không có sự thay đổi trong suốt nhiều thế kỷ. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin được trình bày về ý nghĩa, lịch sử và các phương pháp đằng sau phong cách kể chuyện cổ điển, phức tạp và hấp dẫn này.



Ảnh: Lens on Japan / Creative Commons

1. Kịch Kabuki là gì?



Ảnh: Kabuki by Shochiku

Kabuki (歌舞伎) cấu thành từ 3 kí tự kanji (Hán tự), trong đó: ka (歌) có nghĩa là hát, bu (舞) nghĩa là điệu nhảy và ki nghĩa là kỹ năng (伎). Dịch theo nghĩa đen, kabuki có nghĩa là nghệ thuật của những khúc ca và điệu nhảy, tuy nhiên trên thực tế, những màn trình diễn kabuki luôn vượt xa ra ngoài hai yếu tố này.

Như đã nói, Kabuki Nhật Bản là bộ môn nghệ thuật mang lại cho khán giả hiệu ứng thị giác khá kỳ lạ vì tập trung nhiều vào phần nhìn hơn là vào câu chuyện. Các yếu tố về sản xuất như trang phục, ánh sáng, đạo cụ và các hiệu ứng sân khấu như các khúc ca và điệu nhảy. Tất cả được phục trang theo phong cách thời trang sặc sỡ, tạo nên một buổi biểu diễn độc đáo và ngoạn mục.

2. Kabuki bắt nguồn từ đâu?



Nhà hát Ichimuraza Kabuki trong những năm 1740 - Ảnh: Masanobu Okumura

Ngày nay, các diễn viên của kabuki đều là nam giới, nhưng bộ môn nghệ thuật này lại do một phụ nữ sáng tạo nên. Izumo no Okuni là một nữ tu đạo Shinto (Thần đạo), người bắt đầu biểu diễn Kabuki vào đầu những năm 1600 tại nhiều nơi quanh Kyoto, gồm các đền thờ và dưới lòng sông cạn Kamo. Cô thành lập đoàn nữ ca kỹ đầu tiên, tập hợp toàn là những kẻ lừa đảo và gái mại dâm trong vùng và hướng dẫn những người này kỹ thuật biểu diễn trên sân khấu, những khúc hát và điệu nhảy. Những nữ ca kỹ này đóng cả nhân vật nam lẫn nữ trong các vở hài kịch giễu nhại lại cuộc sống hàng ngày. Được biết đến với tên gọi onna-kabuki (onna có nghĩa là phụ nữ), những màn trình diễn rất dí dỏm và gợi mở. Hình thức giải trí này nhanh chóng trở nên phổ biến đến mức nhiều đoàn ca kịch đối thủ bắt đầu được thành lập ở tận Tokyo xa xôi (lúc đó gọi là Edo) và bản thân đoàn của Okuni cũng được biểu diễn trước Triều đình.

Kabuki trở nên phổ biến ở các khu phố đèn đỏ và thường liên quan đến mại dâm vì những ca kỹ đôi khi cũng cung cấp cả dịch vụ này cho khán giả. Sự hoang mang liên quan đến vấn đề đạo đức tiếp đến sau đó đã dẫn đến lệnh cấm hoàn toàn nữ ca kỹ biểu diễn Kabuki vào năm 1629. Sau đó, các nam ca kỹ trẻ đảm nhận vai trò của nữ ca kỹ, nhưng dần dà đến lượt họ cũng bán dâm và Kakuki lại bị cấm. Cuối cùng, những nam ca kỹ trưởng thành bắt đầu biểu diễn, đảm nhận cả vai nam và nữ.

Kabuki ban đầu được xem là tiên phong, là hình thức giải trí dành cho tầng lớp bình dân. Khán giả bình dân bị cuốn hút từ những buổi diễn đầu tiên do sự lập dị và buông thả đến mức táo bạo, và thường thì khán giả phản ứng rất náo nhiệt. Nghĩa gốc của kabuki được suy đoán là có liên quan đến kabuku (傾く) có nghĩa là hành xử kỳ quặc. Phải mất nhiều thập kỷ thì Kabuki mới phát triển thành hình thức nghệ thuật chính danh và phổ biến như hiện nay.

Thế kỷ 18 là thời kỳ hoàng kim trong lịch sử kabuki. Cấu trúc của các buổi biểu diễn đã được chính thức hóa, các loại hình nhân vật được định hình và mọi sự kỳ thị đều được xóa bỏ. Kể từ thời này, kabuki chính thức trở thành một trong những bộ môn nghệ thuật lớn nhất và nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Kabuki được công nhận là một trong ba loại hình nghệ thuật trình diễn cổ điển lớn của Nhật Bản cùng với nohbunraku, là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận.

3. Các vở kịch Kabuki lấy đề tài gì?



Ảnh: japanobjects.com

Ba thể loại chính của kịch Kabuki là jidaimono (kể những câu chuyện về lịch sử và truyền thuyết từ thuở hồng hoang), sewamono (kể truyện cổ tích đương đại sáng tác sau năm 1600) và shosagoto (vũ kịch).

Một trong những chủ đề kịch trọng tâm nhất của kabuki là cuộc chạm chán giữa đạo đức và cảm xúc của con người. Các lý tưởng đạo đức của Nhật Bản, cả trong suốt chiều dài của lịch sử cho đến ngày nay, đều phụ thuộc rất nhiều vào các triết lý tôn giáo của Thần đạo, Phật giáo và Nho giáo, có xu hướng nhấn mạnh các phẩm chất như sự tận tâm với người lớn tuổi và cộng đồng. Tuy nhiên, những cảm xúc như ham muốn trả thù hay tình yêu thường bị vướng vào các nghĩa vụ, bổn phận gia đình hay những nhiệm vụ khác, tạo nên xung đột trung tâm của hầu hết các vở kịch. Và điều này thường kết thúc trong bi kịch.

Các vở kịch Kabuki đôi khi cũng mang tính giáo dục hoặc kích động tư tưởng, nhưng trọng tâm chính vẫn là cho khán giả trải nghiệm cảm giác tầng tầng lớp lớp cảm xúc được tích lũy khi xem buổi biểu diễn tràn đầy hiệu ứng thị giác được hiện thực hóa. Trong Kabuki, tính thực tế và sự nhất quán luôn phải nhường chỗ cho những bộ trang phục cầu kỳ phức tạp và tính siêu thực siêu nhiên.

Các vở kịch Kabuki nổi tiếng:

Kanadahon Chushingura (Kho báu của những thủ hạ trung thành) - Một vở jidaimono dựa trên câu chuyện có thật nổi tiếng về 47 Ronin (47 Lãng nhân), một nhóm samurai quyết tâm trả thù cho chủ nhân bị sát hại rồi mổ bụng tự sát.

Sugawara Denju Tenarai Kagami (Sugawara và bí mật thư pháp) - Dựa trên cuộc đời của học giả Sugawara no Michizane sống thời Heian (794-1185). Kể từ khi bị đày khỏi Kyoto và qua đời, tai họa liên tục ập xuống đầu kẻ thù của vị học giả, dẫn đến việc họ phải thờ cúng vị học giả như thần thánh để xoa dịu linh hồn báo thù của ông ta.

Sonezaki Shinju (Vụ tự tử vì tình tại Sonezaki) - một vở sewamono kể câu truyện về mối tình bị cấm đoán giữa một thương nhân mồ côi tên là Tokubei và người tình của anh - Ohatsu, một kỹ nữ. Cặp đôi tự sát tại ngôi đền thờ Sugawara no Michizane.

Ngô Tuấn
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán