Trang chủ»Toàn cảnh thế giới»Toàn cảnh thế giới

Toàn cảnh thế giới

Trung Quốc nới lỏng chính sách một con, bãi bỏ trại cải tạo

Theo bản tin từ Tân Hoa Xã, vào thứ sáu (15/11), Trung Quốc tuyên bố sẽ nới lỏng chính sách một con vốn kéo dài nhiều thập kỷ qua, đồng thời bãi bỏ các trại cải tạo. Đây được xem là một nỗ lực để cải thiện nhân quyền.

Các quan chức cho biết, cả hai chính sách gây nhiều tranh cãi này đã được xem xét lại, nhưng vẫn không làm thay đổi hiệu lực của tuyên bố vào ngày thứ Sáu.

Sự thay đổi lớn nhất chính là việc bãi bỏ hệ thống các trại lao động cải tạo, nơi hàng chục ngàn người đang bị cầm tù ở Trung Quốc nhưng vẫn chưa được xét xử.

Các trại cải tạo được lập ra vào những năm 1950 dưới thời của Mao Trạch Đông, theo mô hình trại giam tù chính trị ở Liên Xô, nơi mà những người bị xem là "phản cách mạng" hay "kẻ thù giai cấp" có thể bị giam giữ mà không cần ra tòa xét xử.

Hàng triệu người đã chết do tự sát và làm việc quá sức khi sống trong các điều kiện khắc nghiệt tại các trại lao cải này mãi cho đến khi có một cuộc cải tổ hệ thống vào những năm 1970, khi Đặng Tiểu Bình quyết định phóng thích các tù nhân bị cáo buộc là tội phạm chính trị và tội phạm tôn giáo.

Theo các số liệu mới nhất từ Bộ Tư pháp, khoảng 160.000 người đã bị giam giữ tại 350 trại cải tạo ở Trung Quốc tính đến cuối năm 2008. Nhưng theo Liên Hiệp Quốc, con số này có thể lên đến 190.000 người.

Như một phần của công cuộc cải tổ đất nước, Trung Quốc cho biết sẽ giảm số lượng tội phạm bị kết án tử hình.

Những ai không biết nhiều về Trung Quốc chắc hẳn cũng đã từng nghe nói đến chính sách một con. Luật kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc yêu cầu các gia đình đang sinh sống tại khu vực thành thị chỉ được có một con.

Theo Tân Hoa Xã, chính sách này sẽ được nới lỏng hơn, cho phép các cặp vợ chồng có quyền sinh con thứ hai nếu một trong hai người là con một. Đối với quy định hiện hành thì cả hai vợ chồng đều phải là con một thì mới được phép có con thứ hai.

Mặc dù được nhiều người ủng hộ vì giúp làm giảm quá trình phát triển dân số ở Trung Quốc, nhưng chính sách một con cũng nhận được không ít lời chỉ trích, phê bình khi dẫn đến các hệ lụy như buộc phải phá thai ngoài ý muốn hay đưa ra số tiền phạt quá lớn để bắt người dân phải tuân theo.

Một số người chỉ trích nói rằng, chính sách một con không những làm ảnh hưởng đến người già ở Trung Quốc, những người chủ yếu sống dựa vào con cái, mà thậm chí còn kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước khi dân số ở độ tuổi lao động bắt đầu giảm dần.

Theo CNN

Một người phụ nữ 25 tuổi ở Bắc Kinhnói: "Khi chính sách này được áp dụng, tôi nhất định sẽ có thêm đứa thứ hai. Đứa trẻ con một thật sự là quá cô đơn".

Một người đàn ông khác, đang cùng bạn gái đi tàu điện ngầm ở Bắc Kinh cũng đồng ý với chính sách mới. Anh nói rằng: "Khi kết hôn, tôi thích có hai đứa con hơn vì tôi là con một trong gia đình. Tuổi thơ của tôi trôi qua khá buồn tẻ".

Một người khác cũng ca ngợi những sự thay đổi và cho biết: "Chính sách mới này rất tuyệt vời. Nuôi dưỡng ba đứa trẻ thì hơi vất vả, nhưng hai đứa thì hoàn toàn có thể".

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán