Trang chủ»Văn hóa xã hội

Văn hóa xã hội

Gucci đã tái sinh bộ trang phục nhung đỏ mang tính biểu tượng của Gwyneth

Thương hiệu Gucci đã được 100 năm tuổi. Đó là quãng thời gian dài đằng đẵng trong lịch sử thời trang để chúng ta có thể thấu hiểu và nhìn nhận, đặc biệt hơn nếu như bạn là giám đốc sáng tạo của thương hiệu thời trang Ý nổi tiếng này, nhưng Alessandro Michele không hề ngủ quên trong chiến thắng, việc cho ra mắt một bộ sưu tập để vinh danh cột mốc đáng nhớ này đã tạo nên những tiếng cười giòn giã.

Việc ăn mừng một thế kỷ cũng giống như khi bạn có đủ khả năng mở khóa lịch sử và không trì hoãn khi bước qua ngưỡng cửa của sự khởi đầu. Điều đó có nghĩa là khi ta chìm đắm trong thuở ban sơ để hồi tưởng lại giai đoạn sơ khai và mọi thứ bắt đầu hiển hiện rõ hơn, Michele trả lời trong một tuyên bố với báo chí.



Ảnh: www.harpersbazaar.com/

“Một hành động bắt đầu không thể chất chứa toàn bộ quá trình lịch sử lâu đời của Gucci. Cũng như bất cứ công ty nào khác đang tồn tại, số phận của hãng thời trang được đánh dấu bởi ‘hàng loạt sự ra đời bất tận’ và sự tái sinh liên tục,” ông tiếp lời.

Dĩ nhiên, một trong những sự kiện có tác động, hay sự tái sinh, mạnh mẽ nhất trong câu chuyện cuộc đời của thương hiệu là thời đại của Tom Ford, khoảng thời gian được đánh dấu bởi sự quyến rũ giới tính, và khi đó Ford được mệnh danh là “nhà thiết kế có sức ảnh hưởng nhất ở Milan”.

“Tôi đã từng có quãng thời gian khi không một ai quan tâm đến bất cứ những gì tôi làm,” Ford chia sẻ với tờ New York Magazine về quãng thời gian 4 năm đầu tiên của ông tại thương hiệu này. Mọi người chỉ bắt đầu quan tâm khi chiến dịch định hình thương hiệu Gucci G được tiến hành mà không ai có thể ngờ tới.

Vấn đề là, trong khi Tom Ford tại Gucci vẫn còn tồn tại trong nhận thức về thời trang của nhiều người kể từ khi chiến dịch được tiến hành (và lại nổi lên lần nữa mỗi khi một nhà thiết kế như Christopher Esber tạo ra làn sóng mới với những chiếc váy cắt xẻ), khi chúng ta nghĩ đến việc đi sâu vào các thành tựu trong lịch sử thời trang, hình ảnh của những đôi giày đế xuồng đầu tiên vào những năm 20 và những bộ quần áo váy theo phong cách preppy từ những năm 1960 có xu hướng xuất hiện nhanh hơn nhiều so với năm 1994.



Bộ trang phục nhung đỏ trên sàn diễn của Tom Ford cho Gucci vào năm 1996 - Ảnh: GUY MARINEAU/CONDÉ NAST/SHUTTERSTOCKSHUTTERSTOCK

Michele đang thay đổi ý tưởng đó trong tâm trí nhiều người và nói rằng, “Gucci đã trở thành một nơi cho tôi thí nghiệm để thâm nhập và lột xác. Một nhà máy giả kim của những chất liệu, nơi mọi thứ kết nối với bất cứ thứ gì.” Một trong những màn thâm nhập trực diện là bộ trang phục nhung đỏ mang tính biểu tượng mà Tom Ford đã thiết kế trong bộ sưu tập mùa thu năm 1996 tại Gucci và được Gwnyeth Paltrow quảng bá trong buổi lễ trao giải MTV Video Music Awards - bao gồm cả hàng nút màu xanh lam tương phản được tạo kiểu bên dưới.

Như giới trẻ thường nói, nó sẽ tiếp tục tồn tại trong tâm trí của chúng ta, theo cách hoàn toàn miễn phí. Và có lẽ hiện giờ chúng ta có thể tìm kiếm trên eBay và sắm bộ trang phục này cho tủ quần áo của chúng ta.

Vân Anh
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán