Trang chủ»Văn học - Nghệ thuật

Văn học - Nghệ thuật

Lịch sử phát triển và cơ cấu của một dàn nhạc giao hưởng

Lịch sử phát triển

Dàn nhạc được sử dụng đầu tiên bởi người Hy Lạp. Những dàn nhạc đầu tiên xuất hiện tại Pháp, trong các nhà thờ của Ý và nhiều nơi trên khắp thế giới vào cuối thế kỷ thứ 6 đầu thế kỷ thứ 7. Hầu hết tất cả các dàn nhạc giao hưởng đều sử dụng nhạc cụ dây và dàn nhạc được dùng để biểu diễn nhạc kịch, vũ kịch và các buổi tiệc khiêu vũ.

Đầu những năm 1700s, một số nhà soạn nhạc châu Âu như Johann Sebastian Bach hay George Frederic Handel chỉ viết nhạc dành cho dàn nhạc. Đến cuối những năm 1700 và đầu những năm 1800, Joseph Haydn, Wolfgang A. Mozart và Ludwig van Beethoven hoàn thiện bản giao hưởng cổ điển. Các nhà soạn nhạc của thế kỷ 20 như Richard Strauss hoặc Igor Stravinsky tạo ra những tác phẩm âm nhạc cần dàn biểu diễn lớn. Sau đó nhạc cụ điện tử được thêm vào và âm thanh mới được tạo ra.

Dàn nhạc giao hưởng

Một dàn nhạc là một nhóm các nghệ sĩ chơi các nhạc cụ khác nhau đồng diễn cùng một lúc. Một dàn nhạc đôi khi sẽ biểu diễn độc tấu, đôi khi sẽ chơi cùng với một nhóm các ca sĩ. Dàn nhạc được dùng cho các buổi hòa nhạc và các buổi biểu diễn vũ kịch hay nhạc kịch. Dàn nhạc cũng được dùng làm nhạc nền cho các bộ phim và chương trình ti vi.



Ảnh: www.primephonic.com

Khi nói về dàn nhạc, chúng ta thường hàm ý là dàn nhạc giao hưởng. Một dàn nhạc giao hưởng có rất nhiều nhạc cụ và chơi chủ yếu là nhạc cổ điển và được biểu diễn tại các buổi hòa nhạc.

Một số dàn nhạc giao hưởng bao gồm toàn những nghệ sĩ chuyên nghiệp. Những dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng nhất thường là ở các thành phố lớn của thế giới. Trong số đó có Berlin Philharmonic, Vienna Philharmonic, New York Philharmonic, Boston và London Symphony.

Nhạc giao hưởng thường được viết dưới dạng của một bảng tổng phổ và cho biết các nốt nhạc sẽ được chơi bằng loại nhạc cụ nào. Mỗi nghệ sĩ chỉ cần chơi những nốt nhạc mà họ đã được phân công. Người chỉ huy dàn nhạc sẽ đứng ở phía trước của dàn nhạc và chỉ đạo các nghệ sĩ.

Một dàn nhạc giao hưởng có thể có đến 20 loại nhạc cụ khác nhau. Dàn nhạc giao hưởng lớn có thể có hàng trăm nghệ sĩ. Những dàn nhạc nhỏ hơn như dàn nhạc thính phòng có từ 5 đến 40 người chơi.

Cơ cấu của một dàn nhạc giao hưởng

Một dàn nhạc giao hưởng hiện đại được chia làm 4 bộ phận nhạc cụ. Bộ phận nhạc cụ dây là phần quan trọng nhất của một dàn nhạc giao hưởng, bao gồm đàn vĩ cầm, đại hồ cầm, đàn vi-ô-lông-xen và đàn công-trơ-bát. Những nghệ sĩ vĩ cầm sẽ giữ vai trò chơi những nốt cao và được chia thành hai nhóm, mỗi nhóm sẽ chơi các phần khác nhau của bản giao hưởng. Những nghệ sĩ chơi đàn vi-ô-lông-xen và đàn công-trơ-bát sẽ giữ vai trò chơi những nốt thấp.

Bộ phận kèn bao gồm kèn flute, kèn fa-gôt, kèn ô-boa và kèn cla-ri-net. Trong một dàn nhạc giao hưởng thường sẽ có 2 đến 4 loại nhạc cụ kèn kể trên. Đôi khi những nghệ sĩ chơi các loại nhạc cụ kèn sẽ thay đổi nhạc cụ ví dụ nghệ sĩ kèn flute có thể chuyển sang chơi nhạc cụ sáo kim. Hai loại kèn này được dùng để chơi những nốt cao trong khi đó kèn fa-gôt được dùng để chơi các nốt thấp.

Bộ phận kèn đồng có rất nhiều kèn trom-pet, kèn co của người Pháp, kèn trom-bone và một cây kèn tuba. Những nhạc cụ này đặc biệt quan trọng trong phần cao trào. Kèn trom-pet và kèn co sẽ chơi những nốt cao, kèn trom-bone và kèn tuba sẽ chơi các nốt thấp. Bộ phận kèn đồng chủ yếu được đặt ở trung tâm và phía sau trong dàn nhạc giao hưởng.

Bộ phận gõ gồm trống, chuông, chũm chọe, trống lục lạc và đặc biệt là trống định âm sẽ làm cho âm nhạc thú vị hơn. Những nhạc cụ khác như ắc-mô-ni-ca, pi-a-nô hay sắc-xô-phôn có thể được thêm vào dàn nhạc giao hưởng nếu cần thiết.

Chỉ huy dàn nhạc

Chỉ huy dàn nhạc chỉ đạo các nghệ sĩ bằng một cây que, thường được gọi là đũa điều khiển. Trước các buổi biểu diễn, ông sẽ chọn bài nhạc nào sẽ được chơi tại buổi hòa nhạc và quyết định bài nhạc sẽ được chơi như thế nào nhanh hay chậm, nhẹ nhàng hay dồn dập. Sau đó ông sẽ gọi các nghệ sĩ đến buổi diễn tập, tại đây ông sẽ phân công vai trò đến từng nghệ sĩ.

Trần Đình Phú
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán