Trang chủ»Văn học - Nghệ thuật

Văn học - Nghệ thuật

Nghệ thuật Hát bội

Tuồng hay còn gọi là Hát bội xuất hiện cách đây hơn 500 năm về trước phản ánh nền văn hóa đặc biệt và phong phú của Việt Nam.

Hát bội là một hình thức nghệ thuật kịch tính đòi hỏi người diễn viên phải có kỹ thuật diễn xuất thành thạo để mô tả các hành động và trạng thái tâm lý của nhân vật. Loại hình diễn xuất này không yêu cầu diễn viên phải từ bỏ cá tính của mình để hóa thân vào nhân vật.



Hát Tuồng - Ảnh: www.vietnam-culture.com

Sân khấu Tuồng luôn toát lên sự tượng trưng một cách rất súc tích. Chỉ với một số diễn viên trên sân khấu, toàn bộ khung cảnh của vở diễn sẽ khiến cho khán giả như được hòa mình vào khung cảnh chiến trường với hàng trăm binh sĩ đang chiến đấu hay được tham gia vào một phiên xứ án với đầy đủ các vị quan tọa. Thật thiếu sót khi nói về nghệ thuật Hát bội mà không nhắc đến phần hóa trang bởi vì chỉ cần nhìn vào gương mặt của diễn viên được trang điểm như thế nào khán giả sẽ đoán được tính cách và tầng lớp xã hội của nhân vật đó. Ví dụ, nhân vật được hóa trang với bộ râu đen và xoăn là một người sở hữu tính tình hung dữ, bộ râu rồng là người làm vua chúa hay quan lại uy nghi, bộ râu ria chuột tượng trưng cho những người khôn ngoan và gian xảo…



Nghệ sĩ hát Tuồng - Ảnh: thtndc.info

Cử chỉ của nhân vật trên sân khấu được cách điệu với sự biểu tượng hóa thu hút người xem một cách say đắm. Trong vở kịch phương Tây, khi một người tướng cưỡi ngựa thì đó phải là một con ngựa thật hoặc một diễn viên mặc trang phục như con ngựa. Tuy nhiên, trong các vở Tuồng, người diễn viên chỉ cầm một cây roi màu nâu đỏ hoặc đen trắng tượng trưng cho nhiều loại ngựa. Các diễn viên Tuồng diễn xuất rất ngắn gọn và súc tích. Chỉ với một cây roi, anh ta có thể làm cho khán giả cảm nhận con ngựa đang phi nước đại hay nước tiểu thông qua lối diễn xuất tinh tế. Tương tự với một mái chèo, người diễn viên sẽ làm cho khán giả cảm nhận họ đang chèo thuyền trong tình trạng sóng to hay đang đang chèo với tốc độ chậm.

Những chiếc trống cơm đóng vai trò rất quan trọng trong các vở Tuồng bởi vì chúng kết nối diễn biến tâm lý tình cảm của nhân vật với sân khấu và mang diễn viên đến gần với khán giả hơn. Nghệ thuật Tuồng ở Việt Nam bao gồm nhiều mảng nghệ thuật khác như hóa trang, thiết kế trang phục, vũ đạo, ca hát và sự kết hợp của nhiều loại nhạc cụ truyền thống. Nghệ thuật Tuồng đề cao tính Chân - Thiện - Mỹ và các quan điểm trong cuộc sống của người xưa như Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí -Tín.

Đình Phú
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán