Tại sao tay, chân ngâm trong nước lâu sẽ bị nhăn và bợt nhạt?
Da của ngón tay và chân có một lớp sừng dày hơn da ở những bộ phận khác trên cơ thể. Lớp này nằm ngoài cùng của biểu bì. Trong lớp sừng thông thường có từ 10% đến 20% nước. Khi bạn ngâm tay, chân trong nước lâu, những lớp sừng này bắt đầu hút một lượng nước lớn, tương đương với sáu lần trọng lượng của lớp biểu bì. Lúc này, lớp sừng cũng phồng lên như lớp túi ni lông được đổ đầy nước. Nhưng, lớp tế bào biểu bì ở dưới nó lại không chịu bất cứ môt ảnh hưởng nào. Lớp chất sừng ở tay và chân tương đối dày nên lượng nước hút vào nhiều hơn so với nơi khác. Thể tích tăng lên càng lớn thì lớp chất sừng cũng không ngừng vươn ra tứ phía. Nhưng nó chỉ có thể giới hạn trong một phạm vi nhất định. Rốt cuộc, bề mặt lớp da ở đây hình thành nên những lớp nhăn. Do lớp sừng sau khi dày lên, ánh sáng không dễ dàng lọt qua, nên mạch máu màu hồng ở dưới lớp sừng cũng không thể hiện ra, ta chỉ thấy màu trắng của lớp sừng.
Các tin khác
-
Useful collocations about education - Những cụm từ hữu dụng về giáo dục
-
Transition signals in writing - Các từ chuyển tiếp trong văn viết
-
Tại sao bệnh di truyền do gen lặn liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X ở người lại dễ được phát hiện hơn so với bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường?
-
Đột biến gen là gì? Có các dạng đột biến gen nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen
-
Thế nào là sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt? Trong các loài sau đây, loài nào hằng nhiệt, loài nào biến nhiệt: thằn lằn, thú mỏ vịt, gà gô trắng, nhím, sâu hại táo, ruồi nhà, cây lúa, nấm rơm.
-
Hãy giải thích vì sao động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn nhưng tai, chi, đuôi… lại nhỏ hơn so với động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới?
-
Niêm mạc là gì? Giải thích tại sao trong phòng dịch Covid – 19 chúng ta không nên đưa tay lên mắt, mũi, miệng?
-
Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần cung cấp những loại thực phẩm nào và chế biến như thế nào để đảm bảo đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể?